Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 19 – Học kì 1 – Sinh học 7
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_question">Đề bài</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p>
<p class="Bodytext50"><strong>I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:</strong></p>
<p class="Bodytext50">Câu 1<strong>.</strong> Đại diện nào sau đây kí sinh ở tá tràng người?</p>
<p style="text-align: justify;"> A. Giun đũa B. Giun kim</p>
<p style="text-align: justify;"> C. Giun móc câu D. Giun rễ lúa</p>
<p class="Bodytext50">Câu 2. Lớp vỏ cuticun trong suốt (nhìn rõ nội quan). Đây là đặc điểm của:</p>
<p style="text-align: justify;"> A. Giun đũa</p>
<p style="text-align: justify;"> B. Giun kim</p>
<p style="text-align: justify;"> C. Giun móc câu</p>
<p style="text-align: justify;"> D. Cả A, B và C đều đúng.</p>
<p class="Bodytext50">Câu 3. Chỉ ra đâu là những động vật có xương sống?</p>
<p style="text-align: justify;"> A. Trâu, bò, ruồi, muồi, ếch, cá, rắn</p>
<p style="text-align: justify;"> B. Trâu, bò, lợn, gà, rắn. ếch. cá đuôi cờ</p>
<p style="text-align: justify;"> C. Trùng biến hình, cá ngựa, giun đất, chim sẻ, rắn, ếch, muỗi</p>
<p style="text-align: justify;"> D. Trai, mực, giun kim, nhái, rắn, mọt ẩm, kiến.</p>
<p class="Bodytext50">Câu 4. Những động vật nào sau đây có đời sống ở nước?</p>
<p style="text-align: justify;"> A. Ngỗng trời, quạ, kền kền, ong, bướm</p>
<p style="text-align: justify;"> B. Cá chình, bạch tuộc, sứa, mực, cá mặt trời.</p>
<p style="text-align: justify;"> C. Sứa ống, cá bụng to, ngỗng trời, quạ, kền kền.</p>
<p style="text-align: justify;"> D. Cá nhà táng, quạ, chuồn chuồn, cá chim, mực.</p>
<p class="Bodytext50">Câu 5. Cách di chuyển của san hô là:</p>
<p style="text-align: justify;"> A. Sâu đo, lộn đầu</p>
<p style="text-align: justify;"> B. Co bóp dù</p>
<p style="text-align: justify;"> C. Không di chuyển</p>
<p style="text-align: justify;"> D. Câu A và C đúng.</p>
<p class="Bodytext50">Câu 6. Hình thức sinh sản của trùng biến hình là:</p>
<p style="text-align: justify;"> A. Phân đôi</p>
<p style="text-align: justify;"> B. Phân đôi và tiếp hợp</p>
<p style="text-align: justify;"> C. Phân đôi và phân nhiều</p>
<p style="text-align: justify;"> D. Cả A, B và C đều đúng</p>
<p class="Bodytext50">Câu 7. Đại diện nào sau đây có bộ phận di chuyển tiêu giảm?</p>
<p style="text-align: justify;"> A. Trùng roi</p>
<p style="text-align: justify;"> B. Trùng biến hình</p>
<p style="text-align: justify;"> C. Trùng kiết lị</p>
<p style="text-align: justify;"> D. Trùng sốt rét.</p>
<p class="Bodytext50">Câu 8. Đại diện nào sau đây vừa có đặc điểm của thực vật vừa có đặc điểm của động vật?</p>
<p style="text-align: justify;"> A. Trùng roi</p>
<p style="text-align: justify;"> B. Trùng biến hình</p>
<p style="text-align: justify;"> C. Trùng kiết lị</p>
<p style="text-align: justify;"> D. Trùng sốt rét.</p>
<p class="Heading90" align="left"><strong>II.TỰ LUẬN (6 điểm)</strong></p>
<p class="Bodytext50"><strong>Câu 1.</strong> Cơ thể giun đất có màu hồng nhạt, tại sao?</p>
<p class="Bodytext50"><strong>Câu 2.</strong> Đặc điểm của sán dây thích nghi rất cao với đời sống kí sinh trong ruột người?</p>
<p class="Bodytext50"><strong>Câu 3.</strong> Vì sao người ta dùng đặc điểm cơ thề dẹp để đặt tên cho ngành Giun dẹp?</p>
<p class="Bodytext50"><strong>Câu 4.</strong> Nêu đặc điểm chung về cấu tạo của ruột khoang sống bám và sống tự do?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong class="content_detail">Lời giải chi tiết</strong></p>
<p class="Bodytext50"><strong>I.TRẮC NGHIỆM</strong></p>
<table style="width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p align="center">Câu</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center">1</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center">2</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center">3</p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center">4 <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center">5</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center">6</p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center">7</p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center">8</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p align="center">A</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center">X</p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center">X</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p align="center">B</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center">X</p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center">X</p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p align="center">C</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center">X</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center">X</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p align="center">D</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center">X</p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="56">
<p align="center"> </p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center">X</p>
</td>
<td valign="top" width="55">
<p align="center"> </p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="Bodytext50"><strong>II.TỰ LUẬN</strong> (6 điểm)</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 1.</strong> Cơ thể giun đất có màu hồng nhạt vì chứa nhiều mao mạch dày đặc ở trên da giun, có tác dụng như lá phổi (vì giun hô hấp bằng da)</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2.</strong> Đặc điểm của sán dây thích nghi rất cao với đời sống kí sinh trong ruột người như:</p>
<p style="text-align: justify;">– Cơ quan bám tăng cường (4 giác bám. một số có thêm móc bám)</p>
<p style="text-align: justify;">– Dinh dưỡng bằng cách thấm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể (hiệu quả hơn qua ống tiêu hoá nhiều lần)</p>
<p style="text-align: justify;">– Mồi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính….</p>
<p style="text-align: justify;">– Như vậy cả cơ thể sán dây có hàng trăm cơ quan sinh sản lưỡng tính (hiện tượng này chỉ gặp ở sán dây)</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3.</strong> Người ta dùng đặc điểm cơ thể dẹp để đặt tên cho ngành Giun dẹp vì đặc điểm này được thể hiện triệt để nhất trong tất cả các đại diện của ngành và cũng giúp dễ phân biệt với giun tròn và với giun đốt sau này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 4.</strong> Cấu tạo ruột khoang sống bám và sống tự do có điểm chung như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">– Là động vật đa bào bậc thấp, ăn thịt, cơ thể đối xứng toả tròn</p>
<p style="text-align: justify;">– Sống trong nước.</p>
<p style="text-align: justify;">– Sinh vật có gai độc tự vệ, tấn công.</p>
<p style="text-align: justify;">– Thành cơ thể có 2 lớp tế bào</p>
<p style="text-align: justify;">– Có khoang ruột dạng túi.</p>