Câu hỏi đã được trả lời

Lớp 6 • Ngữ Văn
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian22:23, 18/03/2024
+Thể loại?,phương thức biểu đạt(chính)?, nhân vật chính?, lời người kể chuyện?, lời nhân vật(lời đối thoại)?, ngôi kể?
+ Hiểu được chủ đề, nội dung, ý nghĩa, thông điệp, tình cảm, thái độ của người kể chuyện qua ngữ liệu cụ thể
3. VĂN BẢN 3:
Trong một hồ nước
Giếc sinh ra trong một hồ nước. Giếc bị lạc mẹ nên sống một mình. Gần chỗ ở của mình, Giếc chỉ thường gặp Nòng Nọc. Nòng Nọc với Giếc hay chơi cùng nhau, dần dần trở thành đôi bạn.
Một hôm, chợt Giếc nhìn thấy từ phía trên bụng của Nòng Nọc có hai cục thịt lồi ra. Giếc tưởng ðó là ðôi vây của Nòng Nọc đang mọc. Hai cục thịt đó mỗi ngày một dài ra. Hóa ra đó không phải là đôi vây mà là đôi chân trước của Nòng Nọc. Tiếp theo, đôi chân sau của Nòng Nọc cũng mọc dài ra. Giếc không sao hiểu nổi một việc lạ lùng như vậy vì tất cả những bạn sống trong hồ nước như Rô, Mè đều có vây...Thế mà Nòng Nọc lại mọc chân.
Hoa sen trong hồ đang nở, Giếc rủ Nòng Nọc bơi xa dạo chơi một chuyến. Nòng Nọc lắc đầu:
- Bốn chân của tôi lều nghều nên tôi không bơi xa được!
Giếc đành dạo chơi một mình quanh hồ. Đến khi quay về chỗ cũ, Giếc tìm khắp hồ nước nhưng chẳng thấy tăm hơi Nòng Nọc đâu cả...Chợt Giếc nghe có tiếng gọi:
- Giếc về đó hả?
Tiếng gọi nghe vang từ đâu trên mặt nước. Giếc nhảy lên cao và thấy một anh chàng đang ngồi trên một cái lá sen...Giếc còn đang ngơ ngác tìm Nòng Nọc thì anh chàng này kêu lên;
- Ồ Giếc! Nòng Nọc đây mà!
- Nòng Nọc sao lại không có đuôi? Nòng Nọc không biết ngồi như anh.
- Đuôi của tôi đã rụng mất rồi. Nó rụng lúc Giếc đi vắng. Vết rụng đây này!
Giếc đã nhận ra người bạn cũ của mình. Người bạn đó đã mọc chân, rụng đuôi và đã trở thành một chú Nhái Bén nhưng vẫn nhớ đến bạn cũ. Từ đó, tình bạn của Giếc và Nòng Nọc ngày càng thân thiết. (Theo Võ Quảng)

4.VĂN BẢN 4:
“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!”
“A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!”
Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:
Tôi là ngọn gió
Ở khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ…
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!
(Trích “Cô gió mất tên” – Xuân Quỳnh)
Xem chi tiết

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut