Hướng dẫn giải Bài 6 (Trang 110 SGK Toán 7, Bộ Kết nối tri thức, Tập 2)
<p><strong>Bài 6 (Trang 110 SGK Toán 7, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Tập 2)</strong></p>
<p>Cho hai đa thức A = 6x<sup>3</sup> – 4x<sup>2</sup> – 12x – 7 và B = 2x<sup>2</sup> – 7.</p>
<p>a) Xác định hệ số cao nhất và hệ số tự do trong mỗi đa thức đã cho.</p>
<p>b) Tính giá trị của đa thức A + B tại x = –2.</p>
<p>c) Chứng minh rằng x = 0, x = –1 và x = 2 là ba nghiệm của đa thức A – B.</p>
<p>d) Thực hiện phép nhân A . B bằng hai cách.</p>
<p>e) Tìm đa thức R có bậc nhỏ hơn 2 sao cho hiệu A - R chia hết cho B.</p>
<p> </p>
<p><em><span style="text-decoration: underline;"><strong>Hướng dẫn giải</strong></span></em></p>
<p>a)</p>
<p>+) Xét đa thức A = 6x<sup>3</sup> – 4x<sup>2</sup> – 12x – 7</p>
<p>Đa thức A có hạng tử có bậc cao nhất là 6x<sup>3</sup> nên hệ số cao nhất là 6.</p>
<p>Hạng tử có bậc bằng 0 trong đa thức A là –7 nên hệ số tự do là –7.</p>
<p> </p>
<p>+) Xét đa thức B = 2x<sup>2</sup> – 7</p>
<p>Đa thức B có hạng tử có bậc cao nhất là 2x<sup>2</sup> nên hệ số cao nhất là 2.</p>
<p>Hạng tử có bậc bằng 0 trong đa thức B là –7 nên hệ số tự do là –7.</p>
<p> </p>
<p>b) A + B = 6x<sup>3</sup> - 4x<sup>2</sup> - 12x - 7 + 2x<sup>2</sup> - 7</p>
<p>A + B = 6x<sup>3</sup> + (-4x<sup>2</sup> + 2x<sup>2</sup>) - 12x + (-7 - 7)</p>
<p>A + B = 6x<sup>3</sup> - 2x<sup>2</sup> - 12x - 14</p>
<p>Thay x = -2 vào đa thức A + B ta được:</p>
<p>A + B = 6 . (-2)<sup>3</sup> - 2 . (-2)<sup>2</sup> - 12 . (-2) - 14</p>
<p>A + B = 6 . (-8) - 2.4 - (-24) - 14</p>
<p>A + B = -48 - 8 + 24 - 14</p>
<p>A + B = -46</p>
<p>Vậy A + B = -46 tại x = -2.</p>
<p> </p>
<p>c) A - B = (6x<sup>3</sup> - 4x<sup>2</sup> - 12x - 7) - (2x<sup>2</sup> - 7)</p>
<p>A - B = 6x<sup>3</sup> - 4x<sup>2</sup> - 12x - 7 - 2x<sup>2</sup> + 7</p>
<p>A - B = 6x<sup>3</sup> + (-4x<sup>2</sup> - 2x<sup>2</sup>) - 12x + (-7 + 7)</p>
<p>A - B = 6x<sup>3</sup> - 6x<sup>2</sup> - 12x</p>
<p> </p>
<p>Tại x = 0 <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo>⇒</mo></math> A - B = 6 . 0<sup>3</sup> - 6 . 0<sup>2</sup> - 12 . 0 = 0.</p>
<p>Tại x = -1 <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo>⇒</mo></math> A - B = 6 . (-1)<sup>3</sup> - 6 . (-1)<sup>2</sup> - 12 . (-1) = -6 - 6 + 12 = 0.</p>
<p>Tại x = 2 <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo>⇒</mo></math> A - B = 6.2<sup>3</sup> - 6.2<sup>2</sup> - 12.2 = 6.8 - 6.4 - 24 = 0.</p>
<p>Vậy x = 0, x = -1 và x = 2 là ba nghiệm của đa thức A - B.</p>
<p> </p>
<p>d) Đặt phép tính nhân A x , ta có:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/07102022/bai-6-trand-110-toan-lop-7-tap-2-148057-J8BAhi.png" /></p>
<p> </p>
<p>e) Đặt phép chia A cho B ta được:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/07102022/bai-6-trand-110-toan-lop-7-tap-2-148058-9lAAE8.png" /></p>
<p>Đa thức A chia cho đa thức B dư 9x - 21.</p>
<p>Do đó để A - R chia hết cho B và bậc của đơn thức R nhỏ hơn 2 thì đa thức R bằng 9x - 21.</p>