<span data-v-a7c68f28="">Hướng dẫn giải Hoạt động 2 (Trang 50 SGK Toán Giải Tích 12)</span>
<p><strong>Đề bài</strong></p>
<p>Dựa vào đồ thị của các hàm số <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>y</mi><mo>=</mo><msup><mi>x</mi><mn>3</mn></msup></math> và <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>y</mi><mo>=</mo><msup><mi>x</mi><mn>4</mn></msup></math> (H.26, H.27), hãy biện luận theo b số nghiệm của các</p>
<p>phương trình <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msup><mi>x</mi><mn>3</mn></msup><mo>=</mo><mi>b</mi></math> và <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msup><mi>x</mi><mn>4</mn></msup><mo>=</mo><mi>b</mi></math></p>
<p><strong>Lời giải chi tiết</strong></p>
<p>Ta có: Số nghiệm của phương trình <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msup><mi>x</mi><mn>3</mn></msup><mo>=</mo><mi>b</mi></math> là số giao điểm của hai đồ thị hàm số <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>y</mi><mo>=</mo><msup><mi>x</mi><mn>3</mn></msup></math> và <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>y</mi><mo>=</mo><mi>b</mi></math></p>
<p>Dựa vào H26 ta thấy: với mọi b: đồ thị hàm số <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>y</mi><mo>=</mo><msup><mi>x</mi><mn>3</mn></msup></math> luôn cắt đường thẳng <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>y</mi><mo>=</mo><mi>b</mi></math> tại một điểm duy nhất</p>
<p>do đó phương trình <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msup><mi>x</mi><mn>3</mn></msup><mo>=</mo><mi>b</mi></math> có nghiệm duy nhất với mọi b.</p>
<p>Số nghiệm của phương trình <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msup><mi>x</mi><mn>4</mn></msup><mo>=</mo><mi>b</mi></math>(1) là số giao điểm của hai đồ thị hàm số <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>y</mi><mo>=</mo><mi>b</mi></math> và <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>y</mi><mo>=</mo><msup><mi>x</mi><mn>4</mn></msup></math>. Dựa vào hình</p>
<p>27 ta thấy:</p>
<p>+ Với <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>b</mi><mo><</mo><mn>0</mn></math> hai đồ thị hàm số trên không giao nhau, vậy phương trình (1) vô nghiệm.</p>
<p>+ Với <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>b</mi><mo>=</mo><mn>0</mn></math>, hai đồ thị hàm số tiếp xúc nhau tại <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfenced><mrow><mn>0</mn><mo>;</mo><mn>0</mn></mrow></mfenced></math>, vậy phương trình (1) có nghiệm duy nhất <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>x</mi><mo>=</mo><mn>0</mn></math></p>
<p>+ Với <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>b</mi><mo>></mo><mn>0</mn></math>, hai đồ thị hàm số cắt nhau tại hai điểm phân biết, vậy phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.</p>