Hướng dẫn giải Bài 2 (Trang 54, SGK Toán 10, Bộ Cánh Diều mới nhất, Tập 1)
<p><strong>Bài 2 (Trang 54, SGK Toán 10, Bộ Cánh diều, Tập 1)</strong></p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23062022/imade-2-yrca9j.png" width="662" height="328" /></p>
<p> </p>
<p><strong><span style="text-decoration: underline;"><em>Hướng dẫn giải:</em></span></strong></p>
<p>a) Quan sát đồ thị Hình 30 a, ta thấy: </p>
<p>+ f(x) > 0 biểu diễn phần parabol y = f(x) nằm phía trên trục hoành, tương ứng với x < 1 hoặc x > 4.</p>
<p>Do đó tập nghiệm của bất phương trình f(x) > 0 là (– ∞; 1) ∪ (4; + ∞). </p>
<p>Và tập nghiệm của bất phương trình f(x) ≥ 0 là (– ∞; 1] ∪ [4; + ∞). </p>
<p>+ f(x) < 0 biểu diễn phần parabol y = f(x) nằm phía dưới trục hoành, tương ứng với 1 < x < 4. </p>
<p>Do đó tập nghiệm của bất phương trình f(x) < 0 là (1; 4). </p>
<div class="google-auto-placed ap_container">
<p>Và tập nghiệm của bất phương trình f(x) ≤ 0 là [1; 4]. </p>
<p> </p>
<p>b) Quan sát đồ thị Hình 30 b, ta thấy: </p>
<p>Tại x = 2 thì f(x) = 0.</p>
<p>+ f(x) > 0 biểu diễn phần parabol y = f(x) nằm phía trên trục hoành, tương ứng với x ≠ 2.</p>
<p>Do đó tập nghiệm của bất phương trình f(x) > 0 là <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi mathvariant="normal">ℝ</mi><mo>\</mo><mfenced open="{" close="}"><mn>2</mn></mfenced></math></p>
<p>Và tập nghiệm của bất phương trình f(x) ≥ 0 là <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi mathvariant="normal">ℝ</mi></math></p>
<p>+ f(x) < 0 biểu diễn phần parabol y = f(x) nằm phía dưới trục hoành, mà phần đồ thị nằm phía trên trục hoành.</p>
<p>Do đó bất phương trình f(x) < 0 vô nghiệm.</p>
<p>Và nghiệm của bất phương trình f(x) ≤ 0 là x = 2. </p>
</div>
<p> </p>
<div class="google-auto-placed ap_container">
<p>c) Quan sát đồ thị Hình 30 c, ta thấy phần parabol nằm hoàn toàn phía trên trục hoành, do đó f(x) > 0 với mọi <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>x</mi><mo>∈</mo><mi mathvariant="normal">ℝ</mi></math></p>
<p>Vậy tập nghiệm của bất phương trình f(x) > 0 là <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>x</mi><mo>∈</mo><mi mathvariant="normal">ℝ</mi></math> và các bất phương trình f(x) < 0, f(x) ≥ 0, f(x) ≤ 0 vô nghiệm. </p>
</div>