Blog Chia sẻ kiến thức Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn môn Địa Lý chính xác nhất

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn môn Địa Lý chính xác nhất

10:36 29/03/2022

Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ có tính ứng dụng cao nhất trong môn Địa lý, thể hiện được nhiều dạng thông tin trên nhiều phương diện khác nhau.

Vậy, biểu đồ tròn được dùng cụ thể trong trường hợp nào? Cách vẽ biểu đồ tròn môn Địa lý sao cho thật chuẩn chỉnh, thuận tiện trong việc thể hiện và diễn giải thông tin.

Cùng CoLearn tìm câu trả lời trong bài hướng dẫn vẽ biểu đồ tròn dưới đây nhé!

Cách vẽ biểu đồ tròn môn Địa lý

Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ có tính ứng dụng cao nhất trong môn Địa lý

Các trường hợp cần sử dụng biểu đồ tròn trong môn Địa lý

Thông thường, biểu đồ tròn được sử dụng để thể hiện cơ cấu, tỷ lệ % các thành phần trong cùng một tổng thể. 

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn biết khi nào nên vẽ biểu đồ tròn:

  • Đề bài thường yêu cầu quan sát và nhận xét các yếu tố sau: cơ cấu, quy mô, quy mô và cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ, chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu,... tất cả đều có đơn vị ký hiệu là %.
  • Mốc thời gian không quá 3 năm. 
  • Đề bài cho sẵn bảng số liệu dạng tổng, thể hiện sự thay đổi cơ cấu của các thành phần đơn giản với tỷ trọng không quá nhỏ. 


Nắm vững cách vẽ biểu đồ tròn cùng cách học giỏi môn Địa Lý giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất. Nếu các em có thể đăng ký hỏi bài gia sư của Colearn sẽ cải thiện năng lực nhanh hơn.

Trường hợp cần sử dụng biểu đồ tròn môn Địa lý

Biểu đồ tròn được sử dụng để thể hiện cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong tổng thể

Hướng dẫn cách vẽ và nhận xét biểu đồ tròn môn Địa lý chuẩn chỉnh

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho việc vẽ biểu đồ tròn

Bước đầu tiên trong việc vẽ biểu đồ tròn nói riêng và cách vẽ các loại biểu đồ địa lý nói chung là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. 

Để đảm bảo quy trình thực hiện cách vẽ biểu đồ tròn diễn ra thuận lợi và đạt độ chính xác cao, bạn cần sắm sửa những vật dụng thiết yếu sau:

  • Compa: dùng để quay hình tròn chuẩn chỉnh.
  • Thước đo góc, thước đo chiều dài: đo đạc chính xác kích thước hình tròn cần vẽ và tỷ lệ phân chia các thành phần.
  • Bút chì: vẽ nháp trước khi vẽ chính thức lại bằng bút bi, bút mực (nếu đề bài yêu cầu).
  • Máy tính: tính toán tỷ lệ, tỷ trọng các thành phần, hỗ trợ quá trình vẽ dễ dàng hơn. 


Tới bước này các em đã có thể dễ dàng thực hiện cách vẽ biểu đồ tròn chính xác nhất. Nắm vững cách ôn thi hiệu quả giúp học sinh học tốt tất cả các môn học trong đó có môn Địa Lý.

Bước 2: Xử lý số liệu theo yêu cầu đề bài

Bước tính toán, xử lý số liệu đóng vai trò quyết định bạn sẽ tạo nên biểu đồ hình tròn như thế nào, kích thước cũng như cách phân chia tỷ lệ ra sao cho hiệu quả. Vì thế, các bạn cần hết sức cẩn trọng trong bước quy đổi thông tin này bằng cách làm theo các quy tắc sau: 

  • Chuyển tất cả số liệu thô như tỷ đồng, triệu người,... sang số liệu tính: % thông qua công thức:

                   Tỷ trọng (giá trị thành phần) = (Giá trị thành phần/ Giá trị tổng) x 100%. 

  • Tuyệt đối không sắp xếp lại số liệu nếu đề bài không yêu cầu.
  • Công thức tính số độ cần vẽ cho mỗi thành phần: tỷ trọng % từng thành phần x 3,6

Trong quá trình học tập các em có thể tham khảo kho thư viện bài giảng trực tuyến của Colearn để có thể học tốt tất cả các môn học.


Bước 3: Trình tự vẽ và hoàn thiện biểu đồ

Đầu tiên, để thực hiện cách vẽ biểu đồ tròn thì bạn cần sử dụng compa để quay một vòng đường tròn. Song song đó, kẻ một đường thẳng có bán kính theo hướng tia 12 giờ trên đồng hồ. Từ tia này, theo chiều quay thuận của kim đồng hồ, các em học sinh lần lượt vẽ tỷ trọng các thành phần bằng thước đo độ.  

Trong trường hợp phải vẽ thêm 1-2 biểu đồ cho dạng bài so sánh, nên xác định tâm các đường tròn sao cho chúng cùng nằm trên một đường thẳng. Bên cạnh đó, sắp xếp thứ tự các thành phần trên mỗi đường tròn cũng phải cùng vị trí, nhằm tiện lợi cho việc so sánh. 

Về phần chú thích, lưu ý sử dụng ký hiệu đơn giản kèm theo ghi chú số liệu tương ứng để phân biệt các thành phần với nhau. Sau đó, lập thêm bảng chú thích phía bên dưới các đường tròn, và nhớ bổ sung thêm tên tổng thể cho toàn bộ biểu đồ. Tới đây là bạn đã nắm được các bước cơ bản trong cách vẽ biểu đồ tròn mà học sinh nào cũng cần ghi nhớ nhé. 

Xem thêm: Cách tính điểm đại học chính xác nhất

Vẽ và hoàn thiện biểu đồ tròn

Khi vẽ biểu đồ tròn, đảm bảo đầy đủ các yếu tố tên biểu đồ, bán kính, số liệu và ký hiệu

Bước 4: Nhận xét biểu đồ theo yêu cầu đề bài

Sau khi đã hoàn thành chỉn chu cách vẽ biểu đồ tròn bằng thước đo độ, bạn tiếp tục với quy trình nhận xét biểu đồ theo yêu cầu đề bài. Bước nhận xét được chia thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp biểu đồ chỉ có 1 đường tròn:

  • Bắt đầu với câu nhận xét tổng quát về cơ cấu các thành phần: đều nhau hay có sự thay đổi, dịch chuyển?
  • Tiến hành so sánh thành phần lớn nhất, nhỏ nhất,... theo thứ tự tỷ trọng các thành phần, kết hợp đưa ra số liệu giữa chúng hơn kém nhau hoặc tăng, giảm ra sao.
  • Sử dụng kiến thức tích lũy được để giải thích cho sự chênh lệch giữa các thành phần. 


Khi các em nắm được cách học giỏi tất cả các môn học có thể đưa ra phương pháp học tập tốt nhất. Đồng thời, với giải bài tập SGK sẽ giúp học sinh hiểu cách giải các dạng bài tập quan trọng nhanh hơn. 

Trường hợp biểu đồ có từ 2-3 đường tròn:

  • Bắt đầu với câu nhận xét chung về cơ cấu các thành phần qua mỗi năm có tăng/giảm nhiều không? liên tục hay không liên tục?
  • Nhận xét chi tiết từng yếu tố trong các năm, cao nhất khi nào, giảm mạnh năm bao nhiêu. Kèm theo đó là lý do giải thích cho những sự biến chuyển đó. 
  • Đưa ra kết luận về mối tương quan giữa các thành phần.


Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết
cách vẽ biểu đồ tròn và nhận xét sao cho đạt độ chuẩn xác cao. Đặc biệt, hướng dẫn này phù hợp với tất cả chương trình học các cấp II và III. CoLearn tin rằng, chỉ cần làm đúng theo trình tự các bước, bạn sẽ tự tin hơn với mọi dạng bài tập trên lớp cũng như trong kiểm tra, thi cử. 

Chúc bạn thành công!

Tác giả: Haien

Chia sẻ