Blog Chia sẻ kiến thức 5 Mẹo nhỏ tăng sự tập trung khi học

5 Mẹo nhỏ tăng sự tập trung khi học

11:25 14/01/2025
Tập trung học tập sẽ giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức. Thế nhưng, có quá nhiều thứ xung quanh ngăn cản bạn, khiến bạn xao nhãng mất nhiều thời gian để làm những việc không liên quan nên tiến độ học tập không như mong đợi.

Chính vì vậy, biết cách TẬP TRUNG học tập là điều mà các bạn học sinh luôn mong muốn hướng tới. Bật mí 5 cách tăng sự tập trung khi học được nhiều bạn học sinh áp dụng nhất hiện nay.

1. Chuẩn bị môi trường học

Môi trường học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định người học có đạt được sự tập trung hay không. Để có môi trường học hiệu quả cần đảm bảo những yếu tố sau:

Không gian học tập yên tĩnh, thông thoáng và thoải mái. Không gian học tập có nhiều yếu tố gây xao lãng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc tập trung. Hãy loại bỏ các yếu tố gây tác động: thiết bị điện tử ( tắt tivi, điện thoại, đài khi học), ánh sáng (quá tối hoặc sáng), mùi hương gây khó chịu… để có thể tập trung cao nhất.

Lưu ý, cũng có người thích học trong tiếng nhạc, tiếng ồn trắng. Vậy nên, bạn hãy tìm và thử cho mình không gian học tập phù hợp nhất.

Đồ dùng học tập đầy đủ. Hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ bàn ghế, bút, giấy, sách, vở...trong tầm tay, đảm bảo rằng bạn sẽ không bị ngắt quãng trong khi học vì phải lấy thứ gì đó còn thiếu.


Trang bị đầy đủ đồ dùng để học sinh tập trung cao độ

2. Tạo cho mình To - do list (Danh sách những việc cần làm)

Bạn hãy ghi lại những việc cần làm của mình, theo thời gian biểu, theo thứ tự ưu tiên. Có thể là môn cần ôn luyện trước, môn cần phải hoàn thành bài tập, bài quan trọng nhất sau đó bạn có thể dành thời gian và sức lực cho nó vào thời điểm làm việc hiệu quả của mình. 

Việc tạo cho mình To - do list sẽ giúp bạn hình thành thói quen học tập tốt và hiệu quả.


Đề ra các mục cần làm giúp tập trung cao độ hơn

3. Đặt mục tiêu học tập

Để có được sự tập trung học tập đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về những gì mình muốn đạt được. Phương pháp đặt mục tiêu cũng rất quan trọng, bạn có thể đặt mục tiêu theo mô hình SMART (Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-Bound).

Lập các mục tiêu giúp học sinh tập trung cao độ khi học bài

Ngoài ra, bạn có thể đặt mục tiêu theo các bước sau đây:

  • Viết ra những gì bạn muốn một cách cụ thể. Ví dụ: Tôi muốn tăng điểm toán từ 7 điểm lên 9 điểm.
  • Liệt kê ra tất cả những lợi ích và lý do cho mục tiêu trên.
  • Lên kế hoạch hành động.
  • Xác định thời hạn.
  • Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu.
  •  Lấy đà bằng việc hành động ngay tức khắc.

Theo đuổi mục tiêu bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành những mục tiêu tiếp theo. Nếu mục tiêu bạn quá lớn, hãy chia nhỏ nó ra thành nhiều giai đoạn để có cảm giác bạn liên tục tiến dần đến mục tiêu.

4. Sử dụng hợp lý quỹ thời gian

Khi sử dụng quỹ thời gian của mình các bạn học sinh có thể  có thể áp dụng nguyên lý 80/20: đầu tư thời gian vào  20% công việc và thời gian nghỉ ngơi mang lại nhiều lợi ích, giảm thời gian cho 80% công việc mang đến ít giá trị hơn.

Không nên gia hạn thêm thời gian cho mình điều này sẽ khiến bạn kết thúc công việc trong stress vì phải làm nhiều hơn những gì cần đạt được. Đôi khi bạn cũng cần có một khoảng lặng để suy nghĩ xem cách học của mình có phù hợp với mục tiêu hay không, tránh bị chồng chéo hay ôm đồm quá nhiều việc.


Phân bổ thời gian hợp lý để học tập hiệu quả hơn

5. Sử dụng phương pháp khác để tăng sự tập trung học tập

Tăng sự tập trung học tập một cách từ từ. Ban đầu bạn có thể bắt đầu tập trung học từ 10 phút rồi nghỉ ngơi sau đó tăng dần lên 20 phút, 30 phút… bạn rèn luyện thường xuyên cho đến khi nào bạn có thể tăng sự tập trung lên tối đa và giảm thời gian nghỉ ngơi lại.

Tránh những tác nhân gây giảm chú ý bằng cách viết note. Nếu đang học bạn lại có vài dòng suy nghĩ về những việc như: “Không biết Facebook mình có gì hay không nhỉ?”, “Trong album ảnh của mình có ảnh nào đẹp không?”, “Game mới có gì rồi nhỉ?”. Hãy viết tất cả những việc bạn cần làm ra giấy note và làm nó sau. Nếu ngắt quãng việc học để làm nó bạn sẽ mất ít nhất 25 phút để có thể quay lại việc học.

Rèn luyện kỹ năng tập trung cao độ khi làm bài 

Sử dụng "quy tắc 20 phút". Thay vì liên tục chuyển đổi học môn này qua môn khác một cách nhanh chóng, bạn hãy cố gắng tập trung hoàn toàn vào một bài học trong 20 phút trước khi chuyển sang bài khác. Lâu dần bạn sẽ hình thành hứng thú với môn đó và tạo cho mình thói quen kiên trì, tăng cao sự tập trung học tập.

Rèn luyện trí não thông qua các trò chơi tăng sự tập trung: Sudoku, giải ô chữ, cờ vua, trò chơi trí nhớ, thiền định và thực hiện chánh niệm cũng rất hiệu quả cho việc tăng sự tập trung.

Tăng cường sức khỏe: Ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ và đủ chất, tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh tinh thần sảng khoái hỗ trợ tốt cho sự tập trung học tập.

Hi vọng rằng 5 mẹo trên sẽ giúp các em học sinh tạo lập cho mình sự tập trung học tập cao nhất.

Chia sẻ