Hướng dẫn giải Bài 7 (Trang 19, SGK Toán, Bộ Cánh Diều mới nhất, Tập 1)
<p><strong>Bài 7 (Trang 19, SGK Toán, Bộ Cánh diều, Tập 1)</strong></p>
<p>Cho hai tập hợp: A = [0; 3], B = (2; + ∞).</p>
<p>Xác định A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A, <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi mathvariant="normal">ℝ</mi></math>\ B. </p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><strong><em>Hướng dẫn giải:</em></strong></span></p>
<p>+ Tập hợp A ∩ B là tập hợp các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B </p>
<p>Vậy A ∩ B = [0; 3] ∩ (2; + ∞) = (2; 3].</p>
<p>+ Tập hợp A ∪ B là tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B</p>
<p>Vậy A ∪ B = [0; 3] ∪ (2; + ∞) = [0; + ∞). </p>
<p>+ Tập hợp A \ B là tập hợp các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B</p>
<p>Vậy A \ B = [0; 3] \ (2; + ∞) = [0; 2]. </p>
<p>+ Tập hợp B \ A là tập hợp các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A</p>
<p>Vậy B \ A = (2; + ∞) \ [0; 3] = (3; + ∞). </p>
<p>+ Tập hợp <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi mathvariant="normal">ℝ</mi></math>\ B là tập hợp các số thực không thuộc tập hợp B</p>
<p>Vậy <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi mathvariant="normal">ℝ</mi></math>\ B = <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi mathvariant="normal">ℝ</mi></math>\ (2; + ∞) = (– ∞; 2].</p>