<div data-v-a7c68f28=""><span data-v-a7c68f28="">Hướng dẫn giải Bài 6 (Trang 54 SGK Toán 10, Bộ Cánh diều, Tập 2)</span></div>
<p><strong>Bài 6 (Trang 54 SGK Toán 10, Bộ Cánh diều, Tập 2)</strong></p>
<p>Trong một hội thảo quốc tế có 10 chuyên gia đến từ các nước ở châu Á, 12 chuyên gia đến từ các nước ở châu Âu.</p>
<p>Chọn ngẫu nhiên 2 chuyên gia vào ban tổ chức. Xác suất của biến cố “Chọn được 2 chuyên gia ở hai châu lục khác</p>
<p>nhau vào ban tổ chức” bằng bao nhiêu?</p>
<p><em><span style="text-decoration: underline;"><strong>Hướng dẫn giải</strong></span></em></p>
<p>Tổng số chuyên gia ở các nước châu Á và châu Âu là: 10 + 12 = 22 (chuyên gia).</p>
<p>Mỗi cách chọn ngẫu nhiên 2 chuyên gia vào ban tổ chức là một tổ hợp chập 2 của 22 phần tử.</p>
<p>Do đó không gian mẫu Ω là số các tổ hợp chập 2 của 22 phần tử.</p>
<p>Khi đó n(Ω) <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo>=</mo><mo> </mo><msubsup><mi>C</mi><mn>22</mn><mn>2</mn></msubsup><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mn>231</mn></math></p>
<p>Gọi biến cố A: “Chọn được 2 chuyên gia ở hai châu lục khác nhau vào ban tổ chức”.</p>
<p>Để chọn được 2 chuyên gia ở 2 châu lục khác nhau, ta chọn 1 chuyên gia ở châu Á và 1 chuyên gia ở châu Âu.</p>
<p>Chọn 1 chuyên gia ở châu Á trong 10 chuyên gia, có 10 cách chọn.</p>
<p>Chọn 1 chuyên gia ở châu Âu trong 12 chuyên gia, có 12 cách chọn.</p>
<p>Theo quy tắc nhân, số cách chọn 2 chuyên gia ở hai châu lục khác nhau là 10 . 12 = 120 cách chọn. Do đó n(A) = 120.</p>
<p>Vậy xác xuất của biến cố A là <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>P</mi><mo>(</mo><mi>A</mi><mo>)</mo><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>120</mn><mn>231</mn></mfrac><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>40</mn><mn>77</mn></mfrac></math></p>