Bài 4: Xác suất của biến cố trong một trò chơi đơn giản
Hướng dẫn giải Bài 3 (Trang 45 SGK Toán 10, Bộ Cánh diều, Tập 2)

Bài 3 (Trang 45 SGK Toán 10, Bộ Cánh diều, Tập 2)

Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Phát biểu mỗi biến cố sau dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện:

A = {(6 ; 1); (6 ; 2); (6 ; 3); (6 ; 4); (6 ; 5); (6 ; 6)};

B = {(1 ; 6); (2 ; 5); (3 ; 4); (4 ; 3); (5 ; 2); (6 ; 1)};

C = {(1 ; 1); (2 ; 2); (3 ; 3); (4 ; 4); (5 ; 5); (6; 6)}.

Hướng dẫn giải

+ Ta thấy ở biến cố A, các kết quả đều có lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm, lần hai xuất hiện các mặt

lần lượt từ 1 chấm đến 6 chấm. Do đó, ta phát biểu biến cố A như sau:

Biến cố A: “Lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm khi gieo xúc xắc”.

+ Ta có: 1 + 6 = 2 + 5 = 3 + 4 = 4 + 3 = 5 + 2 = 6 + 1 = 7, tổng số chấm trong hai lần gieo là 7.

Do đó, ta phát biểu biến cố B như sau:

Biến cố B: “Tổng số chấm trong hai lần gieo bằng 7”.

+ Ta thấy các kết quả ở hai lần gieo là giống như nhau. Do đó, ta phát biểu biến cố C như sau:

Biến cố C: “Kết quả của hai lần gieo như nhau”.

Xem lời giải bài tập khác cùng bài
Chuyên đề bổ trợ kiến thức lớp 10
action
thumnail

Chương 1: Mệnh đề, tập hợp

Lớp 10Toán16 video
action
thumnail

Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai

Lớp 10Toán34 video
action
thumnail

Chương 3: Phương trình và hệ phương trình

Lớp 10Toán60 video