SGK Toán 12 chi tiết
(Mục lục SGK Toán 12 chi tiết)
Bài 2: Cực trị của hàm số
Lý thuyết Cực trị của hàm số

1. Cực trị của hàm số là gì?

Khái niệm về cực trị của hàm số:

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng (a;b) và điểm x0  (a;b)

- Hàm số f(x) đạt cực đại tại x0 nếu f(x0)>f(x) x(x0-h, x0+h)\x0, h>0

- Hàm số f(x) đạt cực tiểu tại x0 nếu f(x0)<f(x) x(x0-h;x0+h)\{x0}, h>0

2. Điều kiện cần và đủ để hàm số có cực trị

a) Điều kiện cần để hàm số có cực trị

f(x) đạt cực trị tại x0 có đạo hàm tại x0 thì f'(x0) = 0

b) Điều kiện đủ để hàm số có điểm cực đại và cực tiểu

Điều kiện thứ nhất:

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng K=(x0 - h; x0 + h) (h>0) và có đạo hàm trên K hoặc trên K\{x0}:

Nếu f'(x)<0 x  (x0 - h; x0)f'(x)>0 x  (x0; x0 +h) 

thì x0 là điểm cực tiểu của hàm số f(x)

Nếu f'(x)>0 x  (x0-h; x0)f'(x)<0 x  (x0; x0+h)

thì x0 là điểm cực đại của hàm số f(x)

Phát biểu một cách dễ hiểu hơn: Đi từ trái sang phải, nếu:

+ f(x) đổi dấu từ x sang + khi qua x0 thì x0 là điểm cực tiểu

+ f(x) đổi dấu từ + sang - khi qua x0 thì x0 là điểm cực đại

Điều kiện thứ hai:

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm cấp hai trên khoảng K = (x0 - h; x0 + h) (h>0):

+ Nếu f'(x0) = 0, f''(x0) <0  thì x0 là điểm cực đại của hàm số f(x)

+ Nếu f'(x0) = 0, f''(x0) >0  thì x0 là điểm cực tiểu của hàm số f(x)

Xem lời giải bài tập khác cùng bài
Chuyên đề bổ trợ kiến thức lớp 12
action
thumnail

Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

Lớp 12Toán72 video
action
thumnail

Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số Logarit

Lớp 12Toán85 video
action
thumnail

Nguyên hàm - Tích phân và Ứng dụng

Lớp 12Toán45 video