Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Vật lí / Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm
Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm
Hướng dẫn giải Luyện tập 1 (Trang 103 SGK Vật lý 10, Bộ Cánh diều)
<p>Hãy thảo luận để tìm hiểu các hiện tượng thực tế sau:</p>
<p>1. Giải thích tại sao khi bắt bóng thì thủ môn phải co tay, cuộn người lại?</p>
<p>2. Hãy dựa vào các hiểu biết về động lượng và lực trong hiện tượng va chạm để giải thích tác dụng của túi khí ô tô giúp</p>
<p>giảm chấn thương của người trong xe ô tô xảy ra va chạm?</p>
<p>3. Tại sao khi thả quả bóng xuống mặt sàn, khi nảy lên, bóng không thể lên tới độ cao ban đầu?</p>
<p><strong>Lời giải:</strong></p>
<ol>
<li>Thủ môn co tay, cuộn người lại để làm kéo dài thời gian va chạm giữa tay người với bóng nhằm giảm lực tác dụng lên</li>
<li>tay để tránh bị chấn thương và bắt bóng dính hơn.</li>
</ol>
<p>2. Khi xảy ra va chạm, người ngồi trong xe vẫn theo quán tính lao người về phía trước. Túi khí trong các xe ô tô được thiết kế</p>
<p>sẽ bung ra rất nhanh, ngay sau khi bung lại được tự động xả khí để đỡ được người ngồi trong xe. Nhờ túi khí đỡ, chuyển động</p>
<p>phần đầu người sẽ có thêm thời gian giảm vận tốc, lực xuất hiện có giá trị nhỏ, giúp giảm chấn thương. Đồng thời túi khí hấp</p>
<p>thụ động năng của người, chuyển thành dạng năng lượng khác. Bên cạnh việc sử dụng túi khí thì người trong xe phải thắt dây</p>
<p>đai an toàn để đảm bảo an toàn hơn.</p>
<p>3. Do khi quả bóng rơi và nảy lên, nó ma sát với không khí, va chạm với mặt sàn nên một phần năng lượng bị chuyển hóa thành</p>
<p>nhiệt năng làm nóng quả bóng, mặt sàn và không khí xung quanh. Ngoài ra, một phần năng lượng còn bị chuyển hóa thành năng</p>
<p>lượng âm (do va chạm với sàn phát ra tiếng) nên năng lượng sau khi rơi nhỏ hơn năng lượng ban đầu dẫn đến quả bóng không</p>
<p>thể lên tới độ cao ban đầu.</p>