Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 7 / Toán / Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Hướng dẫn giải Bài 9.10 (Trang 69 SGK Toán 7, Bộ Kết nối tri thức, Tập 2)
<p><strong>Bài 9.10 (Trang 69 SGK Toán 7, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Tập 2)</strong></p>
<p>Cho các bộ ba đoạn thẳng có độ dài như sau:</p>
<p>a) 2 cm, 3 cm, 5 cm.</p>
<p>b) 3 cm, 4 cm, 6 cm.</p>
<p>c) 2 cm, 4 cm, 5 cm.</p>
<p>Hỏi bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tann giác? Vì sao? Với mỗi bộ ba còn lại, hãy vẽ một tam giác có độ dài ba cạnh được cho trong bộ ba đó.</p>
<p><em><strong>Hướng dẫn giải</strong></em></p>
<p>a) Ta có 2 + 3 = 5 nên bộ ba đoạn thẳng có độ dài 2 cm, 3 cm, 5 cm không phải độ dài ba cạnh của tam giác.</p>
<p> </p>
<p>b) Ta có 3 < 4 + 6; 4 < 3 + 6 và 6 < 3 + 4 nên bộ ba đoạn thẳng có độ dài 3 cm, 4 cm, 6 cm có thể là độ dài ba cạnh của tam giác.</p>
<p>Sử dụng thước thẳng và compa, ta có hình như sau:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/03102022/bai-9-10-trand-69-toan-lop-7-tap-2-147874-b3wZik.png" width="374" height="237" /></p>
<p> </p>
<p>c) Ta có 2 < 4 + 5 và 4 < 2 + 5 và 5 < 2 + 4 nên bộ ba đoạn thẳng có độ dài 2 cm, 4 cm, 5 cm có thể là độ dài ba cạnh của tam giác.</p>
<p>Sử dụng thước thẳng và compa, ta có hình như sau:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/03102022/bai-9-10-trand-69-toan-lop-7-tap-2-147875-NQLtZQ.png" width="352" height="188" /></p>
<p> </p>