Blog Chia sẻ kiến thức Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột môn Địa lý đơn giản chính xác

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột môn Địa lý đơn giản chính xác

09:17 08/04/2022

Biểu đồ cột là một trong những dạng biểu đồ quen thuộc với các bạn học sinh. Tuy xuất hiện nhiều trong chương trình học tập thi cử nhưng không phải ai cũng có khả năng vẽ chính xác và đầy đủ các yếu tố cần có trong biểu đồ cột. 

Đừng lo, CoLearn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách vẽ biểu đồ cột đơn giản mà không sợ sai, đảm bảo đáp ứng trọn vẹn yêu cầu đề bài cũng như dễ dàng nhận xét, trả lời câu hỏi.

Cùng CoLearn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cách vẽ biểu đồ cột đơn giản mà không sợ sai
Biểu đồ cột là một trong những dạng biểu đồ quen thuộc với các bạn học sinh

Các trường hợp cần sử dụng biểu đồ cột trong môn Địa lý

Thông thường, biểu đồ cột được sử dụng để thể hiện sự khác biệt hoặc mối tương quan về quy mô, số lượng, sản lượng, khối lượng của một hoặc một số đối tượng địa lý nhất định. Nắm vững cách vẽ biểu đồ cột cùng cách sử dụng bản đồ Atlat giúp học sinh dễ dàng đạt kết quả học tập cao môn Địa Lý.

4 mẫu biểu đồ cột thường gặp trong chương trình học là: biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cột ghép và biểu đồ thanh ngang. 

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi nào nên vẽ biểu đồ cột:

  • Đề bài thường yêu cầu nhận xét tình hình phát triển hoặc so sánh các yếu tố sau của đối tượng địa lý: sản lượng, số lượng và khối lượng.
  • Đơn vị của số liệu đưa ra được trình bày theo hình thức có dấu gạch chéo, như: USD/người, Người/km2, lượng mưa/năm (tháng), tấn (tạ)/ha,…
  • Mốc thời gian: nhiều hơn hoặc trong khoảng 4 năm, riêng cột ghép thì không quá 3 năm, và 1 năm cho trường hợp so sánh nhóm sản phẩm, vùng kinh tế, quận huyện. 


Nếu học sinh chưa hiểu hết cách vẽ biểu đồ cột có thể tham gia hỏi bài gia sư tại Colearn để ghi nhớ các kiến thức môn Địa lý nhanh nhất. 


Cách vẽ biểu đồ cột trong địa lý
Biểu đồ cột thường thể hiện quy mô của đối tượng địa lý nhất định

Hướng dẫn cách biểu đồ cột môn Địa lý đơn giả không sợ sai

Bước 1: Xây dựng hệ trục tọa độ dựa vào bảng số liệu của đề bài

Theo hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột từ giáo viên CoLearn, trước khi tiến hành vẽ, học sinh cần phân tích bảng số liệu mà đề bài đưa ra. 

Sau đó, tiếp tục xây dựng hệ trục tọa độ bằng cách dựa vào giá trị nhỏ nhất, lớn nhất trong bảng số liệu để xác định chính xác tỷ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp. Tỷ lệ lý tưởng cho biểu đồ cột là khi chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành. Đây là bước quan trọng mà học sinh cần nắm vững để vẽ biểu đồ cột đơn chính xác nhất. Cách vẽ biểu đồ cột tròn môn Địa Lý cũng cần được ghi nhớ để giải được các dạng đề bài nhanh nhất.

Bước 2: Tiến hành vẽ biểu đồ trên hệ trục mới dựng

Thao tác quan trọng nhất trong quy trình vẽ biểu đồ cột là phần đánh dấu số liệu trên các hệ trục sao cho chúng cách đều nhau và theo thứ tự hợp lý. Trong đó, trục tung thể hiện số liệu các đơn vị, trục hoành tượng trưng cho cột mốc thời gian hoặc đối tượng địa lý. 

Để khoảng cách giữa các số đạt độ chính xác cao, bạn nên dùng thước kẻ và tính toán, đo đạc cẩn thận. Lưu ý cột đầu tiên phải cách trục tung từ 0,5cm – 1cm (trừ trường hợp biểu đồ lượng mưa). Tương tự, độ rộng các cột cũng cần giữ một khoảng cách đều nhau. 

Nếu được, hãy vẽ trước bằng bút chì đề tiện tẩy xóa. Khi đã chắc chắn với hình vẽ của mình mới dùng bút bi đồ lên nét bút chì vừa vẽ. Đây là bước quan trọng mà học sinh cần nắm vững kiến thức khi áp dụng cách vẽ biểu đồ cột nhé. Với thư viện bài giảng trực tuyến của Colearn sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức dễ dàng.

Vẽ biểu đồ cột địa lý trên hệ trục tọa độ
Khi vẽ biểu đồ cột, số liệu trên trục tung và độ rộng các cột trên trục hoành cách đều nhau

Bước 3: Điền đầy đủ số liệu, thông tin chú thích để hoàn thiện biểu đồ 

Sau khi vẽ xong các cột biểu đồ, đừng quên bước điền đầy đủ số liệu, thông tin chú thích theo trình tự như sau:

  • Điền chính xác đơn vị vào trục tung và trục hoành, đặc biệt luôn nhớ điền mốc “0” ở góc tọa độ của biểu đồ. 
  • Ghi chú số liệu trên đỉnh mỗi cột, trong trường hợp cột chồng thì điền số liền ngay trong phần thân mỗi cột. 
  • Thêm thông tin về tên biểu đồ và phần giải thích các ký hiệu màu sắc cho mỗi cột.

Nắm vững các bước cần thực hiện trong cách vẽ biểu đồ cột trên học sinh có thể vẽ biểu đồ cột môn Địa chính xác nhất. Nếu các em biết cách học giỏi môn Địa sẽ dẽ dàng ghi điểm cao môn học này. Trong quá trình học tập các em có thể tham khảo giải bài tập sách giáo khoa tất cả các môn để hiểu sâu kiến thức, cách giải dễ dàng. 

Hướng dẫn cách nhận biểu đồ cột theo đúng yêu cầu đề bài 

Tuy biểu đồ cột được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau tùy theo yêu cầu đề bài nhưng phần nhận xét cho mỗi dạng đều có chung một cách trình bày theo các bước dưới đây: 

  • Bước 1: Bắt đầu bằng một câu nhận xét chung về tình hình nhận xét của các đối tượng địa lý: tăng hay giảm? tăng/giảm đều nhau hay có sự khác biệt?
  • Bước 2: Nhận xét cụ thể từng đối tượng tăng/giảm bao nhiêu? Số lượng và thứ tự chênh lệch được sắp xếp theo thứ tự như thế nào? 
  • Bước 3: Tiếp tục nhận xét cụ thể quá trình tăng/giảm diễn ra liên tục hay không liên tục. Nếu liên tục, trình bày chi tiết khoảng thời gian nào nhanh, khoảng thời gian nào chậm. Trong trường hợp biến động không liên tục, chỉ rõ năm nào không còn liên tục. 
  • Bước 4: Đưa ra kết luận chung về những phân tích kể trên; đồng thời, tận dụng kiến thức tích lũy được để đưa ra lời giải thích thuyết phục cho phần kết luận.


Bạn thấy đó,
cách vẽ biểu đồ cột đơn cũng như các dạng biểu đồ cột khác không qua phức tạp. Chỉ cần phân tích kỹ lưỡng bảng số liệu, cộng thêm chút tính cẩn thận, quan sát tinh tế theo hướng dẫn trong bài viết trên, CoLearn tin rằng bạn sẽ giải quyết bài tập về chủ đề này cách dễ dàng và đạt độ chính xác hoàn hảo. Nếu bạn nắm vững cách tính điểm trung bình môn sẽ dễ dàng biết được môn Địa hay bất kỳ môn học nào đạt kết quả ra sao.

Chúc bạn thành công!

Tác giả: Haien

Chia sẻ