Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Hoàn Kiếm
<p> <strong> Đề bài </strong> </p>
<p> ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM </p>
<p> <strong> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </strong> </p>
<p> <strong> ............ </strong> </p>
<p> <strong> ĐỀ CHÍNH THỨC </strong> </p>
<p> <strong> KIỂM TRA HỌC KÌ II </strong> </p>
<p> <strong> Năm học 2019 - 2020 </strong> </p>
<p> <strong> ................. </strong> </p>
<p> <strong> Môn: Ngữ văn - lớp 9 </strong> </p>
<p> <strong> Ngày 11/6/2020 </strong> </p>
<p> <strong> Thời gian làm bài: 120 phút </strong> </p>
<p> <strong> (Đề kiểm tra gồm 01 trang) </strong> </p>
<p> <strong> Phần 1. </strong> (7.0 điểm)<strong> </strong> </p>
<p> Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, có đoạn: </p>
<p> <strong> “Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. </strong> Ðất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.” </p>
<p> (Trích Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) </p>
Em hãy cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này.
Truyện được trần thuật từ ngôi kể nào, người kể chuyện là ai? Việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?
Chỉ ra phép liên kết trong hai câu văn được in đậm và các từ ngữ dùng để thực hiện phép liên kết đó.
Cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh càng giúp chúng ta hiểu rõ hơn tinh thần lạc quan, dũng cảm của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm.
<p> Hãy làm sáng tỏ nội dung trên bằng một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng khởi ngữ và câu phủ định (gạch chân, ghi chú thích). </p>
Những câu văn “Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung.” Khiến em nhớ tới câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật cũng nói về sự rung chuyển dữ dội do bom đạn của quân thù gây nên?
<p> <strong> PHẦN II </strong> (3 điểm) </p>
<p> Trong văn bản "Giáo dục - chìa khóa của tương lai”, Phê-đê-ri-cô May-o đã viết: </p>
<p> “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.” </p>
<p> (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) </p>
<p> 1. Phát hiện thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết thành phần đó chú thích cho cụm từ nào? </p>
<p> 2. Khi viết “chìa khóa của cánh cửa này", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó. </p>
<p> 3. Với Phê-đê-ri-cô May-o, chìa khóa của tương lai là giáo dục con với mỗi người, chắc chắn ai cũng đều có “chìa khóa” của riêng mình. Em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi về vấn đề bản thân sẽ làm gì để mở cánh cửa đến tương lai. </p>
<p> </p>
<p> …………Hết………… </p> <p> <strong> Lời giải chi tiết </strong> </p>
<p> <strong> Phần I </strong> </p> <p> <strong> 1. </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Tác giả: Lê Minh Khuê </p> <p> - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn. </p> <p> <strong> 2. </strong> </p> <span> <div>
</div> </div> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào các ngôi kể đã học </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. </p> <p> - Người kể chuyện: Phương Định. </p> <p> - Tác dụng: </p> <p> + Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh. </p> <p> + Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục. </p> <p> + Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. </p> <p> <strong> 3. </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào các phép liên kết đã học </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Phép liên kết: lặp từ. </p> <p> - Từ ngữ được lặp: “nổ”. </p> <p> <strong> 4. </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : </p> <p> - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). </p> <p> - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> <strong> - Yêu cầu hình thức: </strong> <strong> </strong> </p> <p> + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. </p> <p> + Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng khởi ngữ và câu phủ định; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </p> <p> <strong> - Yêu cầu nội dung: </strong> </p> <p> Cần làm nổi bật được các ý: tinh thần lạc quan, dũng cảm của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. </p> <p> <strong> Nội dung: </strong> </p> <p> + Hoàn cảnh sống và chiến đấu: </p> <p> ./ Sống ở cao điểm nguy hiểm luôn cận kề. </p> <p> ./ Làm nhiệm vụ phá bom, đối mặt với tử thần hàng ngày. </p> <p> => Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> + Phẩm chất anh hùng của các nhân vật: </p> <p> ./ Tinh thần lạc quan: có những lúc nghĩ đến cái chết nhưng điều đó thoáng qua rất mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ làm nhiệm vụ. Sau mỗi trận bom họ lại hát say sưa những bài hát vui tươi và lại yêu đời như trẻ thơ. </p> <p> ./ Dũng cảm, gan dạ: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương. </p> <p> => Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện những tâm hồn vốn nhạy cảm, yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường. </p> <p> <strong> Nghệ thuật: </strong> </p> <p> + Ngôi kể thứ nhất: dễ dàng bộc lộ tâm lí nhân vật. </p> <p> + Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế. </p> <p> + Giọng điệu trữ tình, sử dụng thành công các kiểu câu. </p> <p> <strong> 5. </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào các tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Câu thơ: </p> <p> Không có kính không phải vì xe không có kính </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi </p> <p> <strong> Phần II </strong> </p> <p> <strong> 1. </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào kiến thức thành phần phụ chú </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Thành phần phụ chú: - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - </p> <p> - Thành phần đó chú thích cho cụm từ trước nó: Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này. </p> <p> <strong> 2. </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Biện pháp ẩn dụ: “chìa khóa của cánh cửa này” ẩn dụ cho các phương pháp giáo dục con trẻ. </p> <p> - Tác dụng: làm cho câu thơ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, giàu sức biểu đạt và nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp giáo dục trẻ em giống như những chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. </p> <p> <strong> 3. </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : </p> <p> - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). </p> <p> - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> <strong> - Yêu cầu hình thức: </strong> <strong> </strong> </p> <p> + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. </p> <p> + Đoạn văn dài khoảng 2/3 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </p> <p> <strong> - Yêu cầu nội dung: </strong> </p> <p> + Giới thiệu vấn đề nghị luận: bản thân sẽ làm gì để mở cánh cửa đến tương lai.<strong> </strong> </p> <p> + Tại sao phải chuẩn bị để mở cánh cửa tương lai: </p> <p> ./ Nếu không chuẩn bị, chúng ta sẽ dễ gục ngã trước những khó khăn phía trước </p> <p> ./ Sự chuẩn bị cho tương lai sẽ giúp chúng ta tự tin vững bước và chinh phục những thử thách trên con đường tìm kiếm những giá trị đích thực. </p> <p> + Em sẽ làm gì để chuẩn bị chìa khóa cho tương lai? </p> <p> ./ Chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức vững chắc cho sau này. </p> <p> ./ Không ngừng bồi đắp đạo đức để trở thành người tốt. </p> <p> ./ Chuẩn bị những hành trang kĩ năng sống để đối diện với những khó khăn trên bước đường tương lai. </p> <p> + Bình luận mở rộng: </p> <p> ./ Phê phán những biểu hiện của những người không có mục đích sống, xem nhẹ tương lai của bản thân. </p> <p> ./ Muốn có tương lai tốt đẹp, phải luôn luôn rèn luyện, trau dồi bản thân. </p> <p> + Liên hệ bản thân: mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những kế hoạch để có một tương lai tốt hơn. </p>