Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Ba Đình
<p> <strong> Đề bài </strong> </p>
<p> ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH </p>
<p> <strong> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </strong> </p>
<p> <strong> ............ </strong> </p>
<p> <strong> ĐỀ CHÍNH THỨC </strong> </p>
<p> <strong> KIỂM TRA HỌC KÌ II </strong> </p>
<p> <strong> Năm học 2019 - 2020 </strong> </p>
<p> <strong> ................. </strong> </p>
<p> <strong> Môn: Ngữ văn - lướp 9 </strong> </p>
<p> <strong> Ngày 09/6/2020 </strong> </p>
<p> <strong> Thời gian làm bài: 120 phút </strong> </p>
<p> <strong> (Đề kiểm tra gồm 01 trang) </strong> </p>
<p> <strong> Phần 1. </strong> (7.0 điểm)<strong> </strong> </p>
<p> Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê có viết: </p>
<p> Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. <strong> Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. </strong> </p>
<p> (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) </p>
<p> <strong> Câu 1. </strong> Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn đó. </p>
<p> <strong> Câu 2. </strong> </p>
Nhân vật “tôi” được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Xác định thành phần biệt lập trong câu văn in đậm. Câu văn ấy giúp em hiểu gì về nhân vật “tôi”?
<p> <strong> Câu 3. </strong> Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn đặc trưng của người con gái Hà Nội. </p>
<p> Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhân vật “tôi”. Trong đoạn văn, sử dụng hợp lí cách dẫn trực tiếp và phép thế để liên kết câu. (Chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và phương tiện liên kết). </p>
<p> <strong> Câu 4. </strong> Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại. Hãy kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài đó và ghi rõ tên tác giả. </p>
<p> <strong> PHẦN II </strong> (3 điểm) </p>
<p> Trong một văn bản đã học có các câu: </p>
<p> - Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. </p>
<p> - Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. </p>
<p> <strong> Câu 1. </strong> Những câu trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? </p>
<p> <strong> Câu 2. </strong> Đặt trong văn bản, những lời hỏi của người con chứa hàm ý gì? </p>
<p> <strong> Câu 3. </strong> Từ nội dung văn bản có chứa những câu trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, trong khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ về bản lĩnh của mỗi người trước những cám dỗ cuộc đời. </p>
<p> …………Hết………… </p> <p> <strong> Lời giải chi tiết </strong> </p>
<p> <strong> Phần I </strong> </p> <p> <strong> Câu 1: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn. </p> <span> <div>
</div> </div> <p> - Ý nghĩa nhan đề: </p> <p> + Gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định nhân vật chính trong truyện thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với tuổi ấu thơ êm đềm bên gia đình, bên người thân. </p> <p> + Ngầm ẩn dụ ba nữ thanh niên xung phong với những ngôi sao xa xôi trên bầu trời. Tạo ra một hình ảnh đẹp, anh hùng, đồng thời biểu đạt những nét đẹp tâm hồn và phong cách của các cô gái. </p> <p> <strong> Câu 2: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào 4 thành phần biệt lập đã học (tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp). </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> a. </p> <p> - Nhân vật “tôi” được nhắc đến là Phương Định. </p> <p> - Tác dụng: </p> <p> + Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh. </p> <p> + Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục. </p> <p> + Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. </p> <p> b. </p> <p> - Thành phần biệt lập trong câu văn trên: phụ chú (“có ngôi sao trên mũ”). </p> <p> - Câu văn trên giúp em hiểu Phương Định là cô gái có tình cảm cá nhân hòa quyện với tình yêu nước và lí tưởng Cách mạng. </p> <p> <strong> Câu 3: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : </p> <p> - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). </p> <p> - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> <strong> - Yêu cầu hình thức: </strong> <strong> </strong> </p> <p> + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> + Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng cách dẫn trực tiếp và phép thế; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </p> <p> <strong> - Yêu cầu nội dung: </strong> </p> <p> Cần làm nổi bật được các ý: </p> <p> <strong> Nội dung: </strong> </p> <p> + Hoàn cảnh sống và chiến đấu: </p> <p> ./ Sống ở cao điểm nguy hiểm luôn cận kề. </p> <p> ./ Làm nhiệm vụ phá bom, đối mặt với tử thần hàng ngày. </p> <p> => Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt. </p> <p> + Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhân vật: </p> <p> ./ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc. </p> <p> ./ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên. </p> <p> ./ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> <strong> Nghệ thuật: </strong> </p> <p> + Ngôi kể thứ nhất: dễ dàng bộc lộ tâm lí nhân vật. </p> <p> + Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế. </p> <p> + Giọng điệu trữ tình, sử dụng thành công các kiểu câu. </p> <p> <strong> Câu 4: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào các tác phẩm đã học viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh. </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật </p> <p> <strong> Phần II </strong> </p> <p> <strong> Câu 1: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào tác phẩm “Mây và sóng” </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Tác phẩm: Mây và sóng </p> <p> - Tác giả: Ta-go. </p> <p> <strong> Câu 2: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào bài học Nghĩa tường minh và hàm ý. </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Hàm ý lời hỏi của người con: làm cách nào để đạt được những ước mơ của mỗi người. </p> <p> <strong> Câu 3: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : </p> <p> - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). </p> <p> - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> <strong> - Yêu cầu hình thức: </strong> <strong> </strong> </p> <p> + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. </p> <p> + Đoạn văn dài khoảng 2/3 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </p> <p> <strong> - Yêu cầu nội dung: </strong> </p> <p> + Giới thiệu vấn đề nghị luận: bản lĩnh của mỗi người trước những cám dỗ. </p> <p> + Giải thích: </p> <p> ./ Bản lĩnh: là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. </p> <p> ./ Cám dỗ: những thú vui khêu gợi lòng ham muốn đến mức làm cho bản thân sa ngã vào những việc làm xấu, ảnh hưởng đến xã hội và liên quan đến pháp luật hay đạo đức con người. </p> <p> + Biểu hiện của người sống bản lĩnh: </p> <p> ./ Quyết đoán, không vì người khác nói ra nói vào mà lung lay ý chí quyết tâm của mình. </p> <p> ./ Người có bản lĩnh thường nói là làm và không nói hai lời. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> ./ Khi gặp khó khăn thường không than khóc oán trách số phận hay đổ lỗi cho người này, người kia mà là người tự dám nhận lỗi về mình tự mình khắc phục khó khăn để bước tiếp. </p> <p> ./ Dám theo đuổi ước mơ dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống </p> <p> + Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh: </p> <p> ./ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. </p> <p> ./ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay. </p> <p> ./ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm. </p> <p> + Mở rộng vấn đề: Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai. </p> <p> + Liên hệ bản thân: nhận thức được những cám dỗ và bản lĩnh để vượt qua. </p> <p> <strong> </strong> </p>