Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất - Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải
Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Đan Phượng
<p> <strong> Đề bài </strong> </p> <p> <strong> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </strong> </p> <p> <strong> ĐAN PHƯỢNG </strong> </p> <p> <strong> ................... </strong> </p> <p> <strong> ĐỀ CHÍNH THỨC </strong> </p> <p> <strong> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II </strong> </p> <p> <strong> Năm học 2019 - 2020 </strong> </p> <p> <strong> ................... </strong> </p> <p> <strong> Môn: Ngữ văn - Lớp 9 </strong> </p> <p> <strong> Thời gian làm bài: 90 phút </strong> </p> <p>   </p> <p> <strong> Phần I (6.5 điểm): </strong> Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có câu: “Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.” </p> <p> <strong> 1. </strong> Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê (1,0 điểm) </p> <p> <strong> 2. </strong> Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn trên. (0,5 điểm) </p> <p> <strong> 3. </strong> Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được kể ở ngôi kể nào? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó là gì? (1,5 điểm) </p> <p> <strong> 4. </strong> Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được thể hiện trong tình huống phá bom trên cao điểm. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép lặp (Gạch chân dưới từ ngữ làm thành phần phụ chú và phép lặp) (3,5 điểm) </p> <p> <strong> Phần II (3,5 điểm): </strong> Quan sát các câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: </p> <p>                         “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng </p> <p>                         Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” </p> <p> <strong> 1. </strong> Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm) </p> <p> <strong> 2. </strong> Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ thứ 2. (1.0 điểm) </p> <p> <strong> 3. </strong> Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy kiểm tra) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm Biết ơn là một ruyền thống của người Việt. (2,0 điểm) </p> <p> .............................Hết............................... </p> <p> <strong> Lời giải chi tiết </strong> </p> <p> <strong> Phần I </strong> </p> <p> <strong> Câu 1: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn. </p> <p> - Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ. </p> <p> <strong> Câu 2: </strong> </p> <span> <div> </div> </div> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào 4 thành phần biệt lập đã học (tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp). </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Thành phần biệt lập trong câu văn trên: tình thái (“dường như”). </p> <p> <strong> Câu 3: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp: </strong> Căn cứ vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Truyện kể theo ngôi thứ nhất. </p> <p> - Tác dụng: </p> <p> + Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh. </p> <p> + Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục. </p> <p> + Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. </p> <p> <strong> Câu 4: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : </p> <p> - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). </p> <p> - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> <strong> - Yêu cầu hình thức: </strong> <strong> </strong> </p> <p> + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. </p> <p> + Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng thành phần phụ chú và phép lặp; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </p> <p> <strong> - Yêu cầu nội dung: </strong> </p> <p> Cần làm nổi bật được các ý: </p> <p> <strong> Nội dung: </strong> </p> <p> + Hoàn cảnh sống và chiến đấu: </p> <p> ./ Sống ở cao điểm nguy hiểm luôn cận kề. </p> <p> ./ Làm nhiệm vụ phá bom, đối mặt với tử thần hàng ngày. </p> <span> <div> </div> </div> <p> => Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt. </p> <p> + Vẻ đẹp nhân vật trong lần phá bom: </p> <p> ./ Dũng cảm, gan dạ: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa.” </p> <p> ./ Nhanh nhẹn, cẩn trọng trong công việc: “Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” </p> <p> ./ Có trách nhiệm, không ngại hi sinh: “Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là một cái chết không cụ thể”. </p> <p> <strong> Nghệ thuật: </strong> </p> <p> + Ngôi kể thứ nhất: dễ dàng bộc lộ tâm lí nhân vật. </p> <p> + Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế. </p> <p> + Giọng điệu trữ tình, sử dụng thành công các kiểu câu. </p> <p> <strong> Phần II </strong> </p> <p> <strong> Câu 1: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào tác phẩm “Viếng lăng Bác” </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Tác phẩm: Viếng lăng Bác </p> <p> - Tác giả: Viễn Phương. </p> <p> <strong> Câu 2: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào tác dụng của các biện pháp tu từ. </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> - Tác dụng của biện pháp ẩn dụ: </p> <p> + Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. </p> <span> <div> </div> </div> <p> + Dùng hình ảnh mặt trời để nói về Bác, thể hiện lòng kính yêu của tác giả và làm cho hình ảnh của Bác càng trở nên thiêng liêng, vĩnh cửu trong lòng nhân dân. </p> <p> <strong> Câu 4: </strong> </p> <p> <strong> *Phương pháp </strong> : </p> <p> - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). </p> <p> - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. </p> <p> <strong> *Cách giải: </strong> </p> <p> <strong> - Yêu cầu hình thức: </strong> <strong> </strong> </p> <p> + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. </p> <p> + Đoạn văn dài khoảng 2/3 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </p> <p> <strong> - Yêu cầu nội dung: </strong> </p> <p> <strong> + Giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng biết ơn. </strong> </p> <p> +  Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình. </p> <p> + Biểu hiện: </p> <p> ./ Luôn ghi nhớ công ơn của người giúp đỡ mình. </p> <p> ./ Có những hành động thể hiện sự biết ơn. </p> <p> ./ Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình. </p> <p> + Tại sao phải có lòng biết ơn? </p> <p> ./ Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa. </p> <p> ./ Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người. </p> <p> ./ Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn. </p> <p> +  Mở rộng vấn đề: Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn. </p> <p> VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ... </p> <p> + Liên hệ bản thân: sống với thái độ biết ơn và trân trọng người đã giúp đỡ mình. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài