Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Cầu Giấy
<p> <strong> Đề bài </strong> </p>
<p> <strong> Phần 1. (6.0 điểm) </strong> </p>
<p> Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết: </p>
<p> Mọc giữa dòng sông xanh </p>
<p> Một bông hoa tím biếc. </p>
<p> 1. Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ. </p>
<p> 2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. </p>
<span> <div>
</div> </div> <p> 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm nhận của Thanh Hải về mùa xuân đất nước ở khổ thơ dưới đây. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ (gạch chân chú thích rõ) </p>
<p> Mùa xuân người cầm súng </p>
<p> Lộc giắt đầy trên lưng </p>
<p> Mùa xuân người ra đồng </p>
<p> Lộc trải dài nương mạ </p>
<p> Tất cả như hối hả </p>
<p> Tất cả như xôn xao. </p>
<p> (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) </p>
<p> 4. Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về đề tài mùa xuân và ghi rõ tên tác giả. </p>
<p> <strong> Phần II. (4.0 điểm) </strong> </p>
<p> Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê: </p>
<p> [...] Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt (1) Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của mọt sự tự nhục mạ. (2) </p>
<p> Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó (3) </p>
<p> (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017) </p>
<p> <strong> 1. </strong> Nhân vật “chị” trong đoạn trích là ai? Viết từ 3 đến 5 câu văn nối tiếp nhau giới thiệu nhân vật đó. </p>
<p> <strong> 2. </strong> Câu (1) và (2) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết. </p>
<p> <strong> 3. </strong> Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay. </p> <p> <strong> Lời giải chi tiết </strong> </p>
<p> </p>
<p> <strong> PHẦN I </strong> </p>
<p> <strong> Câu 1: </strong> </p>
<p> <strong> *Phương pháp </strong> : Căn cứ vào phần tìm hiểu chung của tác phẩm </p>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> </p>
<p> - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Tháng 11/1980, 5 năm sau giải phóng miền Nam, thi sĩ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. </p>
<p> - Mạch cảm xúc: Mạch thơ được gợi hứng từ mùa xuân nên cảm xúc được bộc lộ trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước, con người và mùa xuân trong tâm hồn thi sĩ. Qua đó thể hiện ước nguyện được hòa nhập và công hiến, cùng những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế của tác giả. </p>
<p> <strong> Câu 2: </strong> </p>
<p> <strong> *Phương pháp: </strong> Căn cứ các biện pháp tu từ đã học </p>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> </p>
<p> - Biện pháp: đảo từ “mọc” lên đầu câu. </p>
<p> - Tác dụng: nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của bông hoa nhỏ bé. </p>
<p> <strong> Câu 3: </strong> </p>
<p> <strong> *Phương pháp </strong> : </p>
<p> - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). </p>
<p> - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. </p>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> </p>
<p> <strong> - Yêu cầu hình thức: </strong> <strong> </strong> </p>
<p> + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. </p>
<p> + Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng câu bị động và trợ từ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </p>
<p> <strong> - Yêu cầu nội dung: </strong> </p>
<p> <strong> Làm nổi bật được các ý: </strong> </p>
Nội dung: Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh:
<p> ./ Người làm nhiệm vụ chiến đấu: người cầm súng </p>
<p> ./ Người làm nhiệm vụ lao động: người ra đồng </p>
<p> ./ Hình ảnh “lộc”: niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. </p>
<p> ./ Nhịp độ khẩn trương: “Tất cả như…xôn xao”: Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động, tràn đầy sức sống. </p>
Nghệ thuật: điệp cấu trúc, từ láy…
<p> => Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước. </p>
<p> <strong> Câu 4: </strong> </p>
<p> <strong> *Phương pháp: </strong> nhớ nội dung các tác phẩm đã học trong chương trình THCS.<strong> </strong> </p>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> HS có thể chọn một trong các đáp án sau<strong> </strong> </p>
<p> - Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng. </p>
<p> - Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du. </p>
<p> <strong> PHẦN II </strong> </p>
<p> <strong> Câu 1: </strong> </p>
<p> <strong> *Phương pháp: </strong> dựa vào tác phẩm Những ngôi sao xa xôi </p>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> </p>
<p> - Nhân vật “chị”: chị Thao. </p>
<p> - Giới thiệu: </p>
<p> + Là tổ trưởng và nhiều tuổi nhất đội. </p>
<p> + Sống thiết thực nhưng cũng nhiều khát khao của tuổi trẻ. </p>
<p> + Nữ tính với những sở thích, thói quen của con gái. </p>
<p> + Có nhiều mâu thuẫn trong tính cách. </p>
<p> => Nhân vật sống động và đáng yêu. </p>
<p> <strong> Câu 2: </strong> </p>
<p> <strong> *Phương pháp: </strong> Căn cứ bài học Liên kết câu và liên kết đoạn văn </p>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> </p>
<p> - Phép liên kết: lặp từ. </p>
<p> - Từ ngữ liên kết: “nước mắt”. </p>
<p> <strong> Câu 3: </strong> </p>
<p> <strong> *Phương pháp: </strong> <strong> </strong> </p>
<p> - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). </p>
<p> - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. </p>
<p> <strong> *Cách giải: </strong> </p>
<p> v <strong> Yêu cầu hình thức: </strong> </p>
<p> - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy. </p>
<p> - Văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. </p>
<p> <strong> v </strong> <strong> Yêu cầu nội dung: </strong> <strong> </strong> </p>
<p> - Giải Thích: </p>
<p> + Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, suy nghĩ, cùng chung một trạng thái tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người và cộng đồng. </p>
<p> + Chia sẻ là cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động “có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia” khiến niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt. </p>
<p> - Biểu hiện của sự đồng cảm và chia sẻ: </p>
<p> + Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua. </p>
<p> + Từ sự đồng cảm dẫn đến hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất (nhường cơm sẻ áo) lẫn chia sẻ về mặt tinh thần (động viên, thăm hỏi, lắng nghe…) </p>
<p> - Chứng minh: </p>
<p> + Ông bà ta còn lưu lại lối sống đồng cảm sẻ chia qua những câu ca dao tục ngữ như: “Lá lành đùm là rách”, “Thương người như thể thương thân”… </p>
<p> + Thời nay, đồng cảm sẻ chia lại càng được phát huy mạnh mẽ qua những chương trình thiện nguyện, hỗ trợ… </p>
<p> - Bác bỏ: Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. </p>
<p> - Liên hệ với bản thân: Biết sống đẹp, đồng cảm với gia đình, bạn bè, mọi người. </p>
<p> - Tổng kết: Đồng cảm sẻ chia là đức tính tốt đẹp nên cần phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày nay. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> </p>