Hoạt động (Trang 76 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức):
1. Thảo luận để làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:
- Trong thực tế, có một số trường hợp lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động,
nhưng cũng có trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động.
- Vai trò của ma sát trong lĩnh vực thể thao.
Lời giải:
Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động.
+ VD1: Lực ma sát xuất hiện khi má phanh ép sát và trượt trên vành bánh xe đạp có tác dụng
làm xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Lực ma sát trong trường hợp này có tác dụng cản
trở chuyển động của vật.
+ VD2: Khi kéo thùng hàng trên sàn, lực ma sát nghỉ làm cản trở chuyển động.
Lực ma sát thúc đẩy chuyển động.
- VD1: Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân giúp cho người có thể tiến về
phía trước. Lực ma sát nghỉ lúc này có tác dụng thúc đẩy chuyển động của người đó.
- VD2: Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe và mặt đường khiến xe chuyển
động dễ dàng hơn về phía trước.
Vai trò của ma sát trong lĩnh vực thể thao.
- Lực ma sát có vai trò rất quan trọng trong thể thao. Nhờ có lực ma sát mà các VĐV có thể cầm,
nắm chắc được dụng cụ, giúp cho việc thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.
2. Nêu một số cách làm giảm ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật.
Lời giải:
Một số cách làm giảm ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật:
- Làm nhẵn bề mặt của vật.
- Giảm trọng lượng của vật lên bề mặt.
- Chuyển lực ma sát trượt thành lực ma sát lăn.
- Thay đổi vật liệu của mặt tiếp xúc.
Ví dụ: bôi dầu chuyên dụng vào xích xe đạp để xe đi lại dễ dàng hơn
Ví dụ: dùng các ổ trục quay có các viên bi để giảm lực ma sát nghỉ