Hướng dẫn giải Hoạt động 2 (Trang 73 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><strong><em>Thí nghiệm 1: </em></strong>Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc,</p>
<p>nhưng không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.</p>
<p><em>Chuẩn bị:</em> Lực kế (có GHĐ 1,0 N, ĐCNN 0,01 N), khối gỗ hình hộp chữ nhật, các bề mặt: gỗ, giấy.</p>
<p><em>Tiến hành:</em></p>
<p>1. Đặt mặt có diện tích lớn của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc.</p>
<p>- Gắn lực kế vào giá thí nghiệm để cố định lực kế theo phương nằm ngang.</p>
<p>- Móc khối gỗ vào lực kế, lần lượt kéo các mặt tiếp xúc (mặt gỗ, mặt tờ giấy) theo phương nằm ngang</p>
<p>để chúng trượt đều dưới khối gỗ (Hình 18.4).</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/hoat-dong-trang-73-vat-li-10-1-132156.PNG" alt="Thí nghiệm 1: Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng" width="269" height="249" /></p>
<p>- Ghi số chỉ của lực kế vào Bảng 18.1. Lấy giá trị trung bình của các số chỉ lực kế làm độ</p>
<p>lớn của lực ma sát trượt.</p>
<p>2. Đặt mặt có diện tích nhỏ của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc và lặp lại thí nghiệm như trên.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/hoat-dong-trang-73-vat-li-10-1-132158.PNG" alt="Thí nghiệm 1: Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng" width="523" height="172" /></p>
<p><em>Thảo luận và phân tích:</em></p>
<p>a) Nêu các lực tác dụng lên khối gỗ khi mặt tiếp xúc bên dưới của nó được kéo trượt đều.</p>
<p>Tại sao khi đó số chỉ của lực kế bằng độ lớn của lực ma sát trượt?</p>
<p>b) Sắp xếp thứ tự theo mức tăng dần lực ma sát trên mỗi bề mặt.</p>
<p>c) Điều gì xảy ra đối với độ lớn của lực ma sát trượt khi diện tích tiếp xúc thay đổi, khi vật liệu và tình</p>
<p>trạng của bề mặt tiếp xúc thay đổi?</p>
<p><strong><em>Thí nghiệm 2:</em></strong> Mối liên hệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt với độ lớn của áp lực lên bề mặt tiếp xúc.</p>
<p><em>Chuẩn bị:</em> Lực kế (có GHĐ 1,0 N, ĐCNN 0,01 N), ba khối gỗ hình hộp chữ nhật giống nhau, mặt tiếp xúc: gỗ.</p>
<p><em>Tiến hành:</em></p>
<p>- Đo trọng lượng của khối gỗ bằng lực kế. Ghi vào Bảng 18.2 (Áp lực của khối gỗ lên mặt tiếp xúc nằm</p>
<p>ngang có độ lớn bằng trọng lượng của khối gỗ).</p>
<p>- Gắn lực kế vào giá thí nghiệm để cố định lực kế theo phương nằm ngang.</p>
<p>- Móc khối gỗ vào lực kế, kéo mặt tiếp xúc (mặt gỗ) theo phương nằm ngang để nó trượt đều dưới khối gỗ.</p>
<p>Ghi lại số chỉ của lực kế trong 3 lần thí nghiệm vào Bảng 18.2. Lấy giá trị trung bình các kết quả đo.</p>
<p>- Lần lượt đặt thêm 1, 2 khối gỗ lên khối gỗ đầu tiên và lặp lại bước 3.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/hoat-dong-trang-73-vat-li-10-1-132163.PNG" alt="Thí nghiệm 1: Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng" width="532" height="209" /></p>
<p><em>Thảo luận và phân tích:</em></p>
<p>a) Điều gì xảy ra đối với độ lớn của lực ma sát trượt khi tăng áp lực lên bề mặt tiếp xúc?</p>
<p>b) Vẽ đồ thị cho thấy sự thay đổi độ lớn của lực ma sát trượt khi tăng dần độ lớn của áp lực.</p>
<p>c) Nêu kết luận về những đặc điểm của lực ma sát trượt.</p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>Số liệu tham khảo.</p>
<p><strong><em>Thí nghiệm 1:</em></strong></p>
<p>1. Đặt mặt có diện tích lớn của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc.</p>
<p><strong>Bảng 18.1</strong></p>
<table style="border-collapse: collapse; width: 62.9243%; height: 188px;" border="1">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;" rowspan="2">Bề mặt tiếp xúc</td>
<td style="width: 79.8485%; text-align: center;" colspan="4">Độ lớn của lực ma sát trượt (N)</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">Lần 1</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">Lần 2</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">Lần 3</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">Trung bình</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">Mặt gỗ </td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">0,17</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">0,16</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">0,15</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;"><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>17</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>16</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>15</mn></mrow><mn>3</mn></mfrac><mo>=</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>16</mn></math></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">Mặt giấy</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">0,12</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">0,13</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;">0,11</td>
<td style="width: 19.9621%; text-align: center;"><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>12</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>13</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>11</mn></mrow><mn>3</mn></mfrac><mo>=</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>12</mn></math></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p>2. Đặt mặt có diện tích nhỏ của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc và lặp lại thí nghiệm như trên.</p>
<p><strong>Bảng 18.1</strong></p>
<table style="border-collapse: collapse; width: 62.5762%; height: 171px;" border="1">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;" rowspan="2">Bề mặt tiếp xúc</td>
<td style="width: 83.7712%; text-align: center;" colspan="4">Độ lớn của lực ma sát trượt (N)</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">Lần 1</td>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">Lần 2</td>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">Lần 3</td>
<td style="width: 35.1299%; text-align: center;">Trung bình</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">Mặt gỗ </td>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">0,17</td>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">0,16</td>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">0,15</td>
<td style="width: 35.1299%; text-align: center;"><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>17</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>16</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>15</mn></mrow><mn>3</mn></mfrac><mo>=</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>16</mn></math></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">Mặt giấy</td>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">0,12</td>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">0,13</td>
<td style="width: 16.2138%; text-align: center;">0,11</td>
<td style="width: 35.1299%; text-align: center;"><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>12</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>13</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>11</mn></mrow><mn>3</mn></mfrac><mo>=</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>12</mn></math></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><em>Thảo luận và phân tích:</em></p>
<p>a) Các lực tác dụng lên khối gỗ khi mặt tiếp xúc bên dưới nó được kéo trượt đều gồm có: Lực kéo, lực ma</p>
<p>sát trượt.</p>
<p>Khi vật được kéo trượt đều thì hợp lực tác dụng lên vật bằng 0, khi đó lực ma sát trượt và lực kéo có độ lớn</p>
<p>bằng nhau, mà độ lớn lực kéo thể hiện bằng số chỉ của lực kế nên số chỉ lực kế chính là số đo của lực ma sát trượt.</p>
<p>b) Lực ma sát trên mặt giấy < Lực ma sát trên mặt gỗ.</p>
<p>c)</p>
<p>- Khi diện tích tiếp xúc thay đổi ta thấy độ lớn của lực ma sát trượt không thay đổi.</p>
<p>- Khi vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc thay đổi ta thấy độ lớn của lực ma sát trượt thay đổi.</p>
<p>=> Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc, nhưng không phụ thuộc</p>
<p>vào diện tích tiếp xúc.</p>
<p><strong><em>Thí nghiệm 2:</em></strong></p>
<p><strong>Bảng 18.2</strong></p>
<p> </p>
<table style="border-collapse: collapse; width: 62.228%; height: 227px;" border="1">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 19.9621%;" rowspan="2">Áp lực của các khối gỗ (N)</td>
<td style="width: 79.8485%;" colspan="4">Độ lớn của lực ma sát trượt (N)</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 19.9621%;">Lần 1</td>
<td style="width: 19.9621%;">Lần 2</td>
<td style="width: 19.9621%;">Lần 3</td>
<td style="width: 19.9621%;">Trung bình</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 19.9621%;">1 khối gỗ: 0,8 N</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,17</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,16</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,15</td>
<td style="width: 19.9621%;"><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>17</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>16</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>15</mn></mrow><mn>3</mn></mfrac><mo>=</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>16</mn></math></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 19.9621%;">2 khối gỗ: 1,6N</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,32</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,31</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,33</td>
<td style="width: 19.9621%;"><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>32</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>31</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>33</mn></mrow><mn>3</mn></mfrac><mo>=</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>32</mn></math></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 19.9621%;">3 khối gỗ: 2,4N</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,47</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,48</td>
<td style="width: 19.9621%;">0,49</td>
<td style="width: 19.9621%;"><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>47</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>48</mn><mo>+</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>49</mn></mrow><mn>3</mn></mfrac><mo>=</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>48</mn></math></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><em>Thảo luận và phân tích:</em></p>
<p>a) Khi tăng áp lực lên bề mặt tiếp xúc thì độ lớn lực ma sát trượt cũng tăng.</p>
<p>b) Vẽ đồ thị cho thấy sự thay đổi độ lớn của lực ma sát trượt khi tăng dần độ lớn của áp lực. (vẽ cho lần</p>
<p>đo số 1, các lần khác các em tự vẽ)</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/hoat-dong-trang-73-vat-li-10-1-132164.PNG" alt="Thí nghiệm 1: Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng" width="262" height="232" /></p>
<p>Nhận xét: Áp lực và lực ma sát có độ lớn tỉ lệ thuận với nhau.</p>
<p>c) Kết luận về những đặc điểm của lực ma sát trượt:</p>
<p>- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.</p>
<p>- Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào:</p>
<p>+ Vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc.</p>
<p>+ Độ lớn của áp lực lên bề mặt.</p>
<p>- Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.</p>