Hướng dẫn giải Hoạt động 1 (Trang 73 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><em><strong>Quan sát Hình 18.2 và thảo luận các tình huống sau:</strong></em></p>
<p><em><strong>Đặt trên bàn một vật nặng có dạng hình hộp.</strong></em></p>
<p><em><strong>- Lúc đầu ta đẩy vật bằng một lực có cường độ nhỏ, vật không chuyển động (Hình 18.2a).</strong></em></p>
<p><em><strong> Lực nào đã ngăn không cho vật chuyển động?</strong></em></p>
<p><em><strong>- Tăng lực đẩy đến khi lớn hơn một giá trị F<sub>0 </sub>nào đó (Hình 18.2b) thì vật bắt đầu trượt. </strong></em></p>
<p><em><strong>Điều đó chứng tỏ gì?</strong></em></p>
<p><em><strong>- Khi vật đã trượt, ta chỉ cần đẩy vật bằng một lực nhỏ hơn giá trị F<sub>0 </sub>vẫn duy trì được</strong></em></p>
<p><em><strong> chuyển động trượt của vật (Hình 18.2c). Điều đó chứng tỏ gì?</strong></em></p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/hoat-dong-trang-73-vat-li-10-132154.PNG" alt="Quan sát Hình 18.2 và thảo luận các tình huống sau: Đặt trên bàn một vật nặng" width="538" height="140" /></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>- Lúc đầu ta đẩy vật bằng một lực nhỏ, vật không chuyển động (Hình 18.2a). Lực ma sát nghỉ</p>
<p>đã ngăn không cho vật chuyển động.</p>
<p>- Tăng lực đẩy đến khi lớn hơn một giá trị F<sub>0 </sub>nào đó (Hình 18.2b) thì vật bắt đầu trượt.</p>
<p>Điều đó chứng tỏ lực đẩy F<sub>0</sub> lúc này đã thắng được lực ma sát nghỉ.</p>
<p>- Khi vật đã trượt, lúc này không còn lực ma sát nghỉ mà chỉ có lực ma sát trượt tác dụng lên vật.</p>
<p>Ta chỉ cần đẩy vật bằng một lực nhỏ hơn giá trị F<sub>0 </sub>vẫn duy trì được chuyển động trượt của vật</p>
<p>(Hình 18.2c). Điều đó chứng tỏ lực ma sát trượt có độ lớn nhỏ hơn lực ma sát nghỉ.</p>