Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Vật lí / Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
Hướng dẫn giải Câu hỏi 3 (Trang 132 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><strong>Câu hỏi 3 (Trang 132 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức):</strong></p>
<p><em><strong>1. Tại sao xe tăng nặng hơn ô tô nhiều lần lại có thể chạy bình thường trên đất bùn (Hình 34.5a), </strong></em></p>
<p><em><strong>còn ô tô bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này (Hình 34.5b)?</strong></em></p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/cau-hoi-1-trang-132-vat-li-10-1-132424.PNG" alt="Tại sao xe tăng nặng hơn ô tô nhiều lần lại có thể chạy bình thường trên đất bùn" width="390" height="152" /></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>Xe tăng dùng xích có bản rộng (diện tích bị ép lớn) nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của xe tăng nhỏ.</p>
<p>Còn ô tô chạy bằng bánh có diện tích bị ép nhỏ nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của ô tô lớn hơn.</p>
<p>Vì vậy, xe tăng nặng hơn ô tô nhiều lần vẫn có thể chạy bình thường trên đất bùn còn ô tô thì bị lún bánh</p>
<p>và sa lầy trên chính quãng đường này.</p>
<p><em><strong>2. Trong hai chiếc xẻng vẽ ở Hình 34.6, xẻng nào dùng để xén đất tốt hơn, xẻng nào dùng để xúc đất </strong></em></p>
<p><em><strong>tốt hơn? Tại sao?</strong></em></p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/cau-hoi-2-trang-132-vat-li-10-1-132425.PNG" alt="Trong hai chiếc xẻng vẽ ở Hình 34.6, xẻng nào dùng để xén đất tốt hơn, xẻng nào dùng" width="187" height="177" /></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>- Xẻng trong hình 34.6a dùng để xúc đất tốt hơn vì có mũi vuông nên phần diện tích bề mặt lớn hơn,</p>
<p>do đó mỗi lần xúc sẽ xúc được nhiều đất hơn.</p>
<p>- Xẻng trong hình 34.6b dùng để xén đất tốt hơn vì có mũi nhọn, diện tích bị ép nhỏ nên gây ra áp suất</p>
<p>lớn lên đất, dễ đi sâu được vào đất hơn do đó sẽ dễ xén đất hơn.</p>
<p><em><strong>3. Một người nặng 50 kg đứng trên mặt đất nằm ngang. Biết diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân với </strong></em></p>
<p><em><strong>đất là 0,015 m<sup>2</sup>. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi:</strong></em></p>
<p><em><strong>a) Đứng cả hai chân.</strong></em></p>
<p><em><strong>b) Đứng một chân.</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>a) Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng cả hai chân là:</p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>p</mi><mo>=</mo><mfrac><msub><mi>F</mi><mi>N</mi></msub><mi>S</mi></mfrac><mo>=</mo><mfrac><mi>P</mi><mi>S</mi></mfrac><mo>=</mo><mfrac><mrow><mi>m</mi><mo>.</mo><mi>g</mi></mrow><mi>S</mi></mfrac><mo>=</mo><mfrac><mrow><mn>50</mn><mo>.</mo><mn>9</mn><mo>,</mo><mn>8</mn></mrow><mrow><mn>2</mn><mo>.</mo><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>015</mn></mrow></mfrac><mo>≈</mo><mn>16333</mn><mi>N</mi><mo>/</mo><msup><mi>m</mi><mn>2</mn></msup></math></p>
<p>b) Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng một chân là:</p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>p</mi><mo>'</mo><mo>=</mo><mfrac><msub><mi>F</mi><mi>N</mi></msub><mrow><mi>S</mi><mo>'</mo></mrow></mfrac><mo>=</mo><mfrac><mi>P</mi><mrow><mi>S</mi><mo>'</mo></mrow></mfrac><mo>=</mo><mfrac><mrow><mi>m</mi><mo>.</mo><mi>g</mi></mrow><mrow><mi>S</mi><mo>'</mo></mrow></mfrac><mo>=</mo><mfrac><mrow><mn>50</mn><mo>.</mo><mn>9</mn><mo>,</mo><mn>8</mn></mrow><mrow><mn>0</mn><mo>,</mo><mn>015</mn></mrow></mfrac><mo>≈</mo><mn>32667</mn><mi>N</mi><mo>/</mo><msup><mi>m</mi><mn>2</mn></msup></math></p>