SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
(Mục lục SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống)
Bài 10. Sự rơi tự do
Câu hỏi 1 (Trang 46 Vật lý 10, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

1. Tại sao độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong sự rơi tự do có cùng độ lớn?

Lời giải:

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong sự rơi tự do có cùng độ lớn vì rơi tự do là chuyển động

thẳng và có chiều chuyển động không đổi.

2. Hãy nêu cách đo gần đúng độ sâu của một cái giếng mỏ cạn. Coi vận tốc truyền âm trong không

khí là không đổi và đã biết.

Lời giải:

- Bước 1: Thả hòn sỏi từ miệng giếng xuống giếng đồng thời bấm nút Start/Stop trên đồng hồ bấm giây.

- Bước 2: Khi nghe thấy tiếng hòn sỏi đập vào đáy giếng thì bấm nút Start/Stop cho đồng hồ dừng lại.

+ Gọi giếng sâu có độ sâu là h (m) = quãng đường vật rơi tự do từ miệng giếng xuống đáy giếng.

+ Thời gian rơi của hòn sỏi từ miệng giếng xuống đáy giếng: t1=2hg

+ Thời gian âm truyền từ đáy giếng đến tai người: t1=hv

+ Thời gian hiển thị trên đồng hồ chính là tổng thời gian hòn sỏi rơi tự do và thời gian âm truyền từ đáy

giếng tới tai người: t=t1+t2=2hg+hv

Trong đó:

t: là thời gian đo được bằng đồng hồ bấm giây.

g lấy giá trị 9,8 m/s2.

v là vận tốc truyền âm trong không khí và đã biết.

Từ đây ta sẽ tính được độ sâu của giếng.

Xem lời giải bài tập khác cùng bài
Chuyên đề bổ trợ kiến thức lớp 10
action
thumnail

Động học chất điểm

Lớp 10Vật lí51 video
action
thumnail

Động lực học chất điểm

Lớp 10Vật lí52 video
action
thumnail

Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Lớp 10Vật lí29 video