Câu hỏi 1 (Trang 44 Vật lý 10, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
<p><em><strong>1. Trong TN 1, tại sao viên bi rơi nhanh hơn chiếc lá?</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>Trong TN1, viên bi rơi nhanh hơn chiếc lá vì:</p>
<p>- Độ lớn lực cản không khí tác dụng lên viên bi rất nhỏ so với trọng lượng của viên bi.</p>
<p>- Độ lớn lực cản không khí tác dụng lên chiếc lá lớn hơn so với trọng lượng của chiếc lá.</p>
<p>Do đó, viên bi rơi nhanh hơn chiếc lá.</p>
<p><strong>2. </strong><em><strong>Trong TN 2, hai tờ giấy giống nhau, nặng như nhau, tại sao tờ giấy vo tròn lại rơi</strong></em></p>
<p><em><strong> nhanh hơn?</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>Trong TN2, tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn vì tờ giấy vo tròn đã thu hẹp được diện tích bề</p>
<p>mặt tiếp xúc với không khí, nghĩa là độ lớn lực cản không khí tác dụng lên tờ giấy vo tròn</p>
<p>nhỏ hơn so với tờ giấy để nguyên. Do đó, tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn.</p>
<p><em><strong>3. Trong TN 3, trọng lượng bi sắt lớn hơn bi thủy tinh, tại sao hai viên bi rơi nhanh </strong></em></p>
<p><em><strong>như nhau?</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>Trọng lượng bi sắt lớn hơn bi thủy tinh nhưng hai viên bi rơi nhanh như nhau vì hai viên</p>
<p>bi có cùng kích thước nên bề mặt tiếp xúc của bi thuỷ tinh và bi sắt với không khí như</p>
<p>nhau ⇒ chịu lực cản của không khí có độ lớn như nhau ⇒ hai viên bi rơi nhanh như nhau.</p>