Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Vật lí / Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Hướng dẫn giải Câu hỏi 4 (Trang 89 SGK Vật lý 10, Bộ Cánh diều)
<p>Phân tích sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản.</p>
<p>Trong các trường hợp này có sự hao phí năng lượng không? Bạn có thể sử dụng các trường hợp</p>
<p>ở hình 2.4 hoặc tự đưa ra các tình huống khác.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/05082022/ad69f468-9582-438e-a89c-8fc31474cd7f.JPG" /></p>
<p><strong>Lời giải:</strong></p>
<p>a) Chơi xích đu ở công viên: người chơi cần phải tác dụng 1 lực để xích đu có thể chuyển động</p>
<p>được, khi đó xích đu có động năng. Khi xích đu lên cao dần, động năng chuyển hóa dần thành</p>
<p>thế năng và ở một độ cao xác định, xích đu có thế năng lớn nhất. Khi xích đu đi xuống, thế năng</p>
<p>chuyển hóa dần thành động năng, rồi lại đi lên nhưng không tới được độ cao như ban đầu, quá</p>
<p>trình xích đu lên rồi lại xuống như vậy cho tới khi toàn bộ cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng</p>
<p>thì xích đu dừng hẳn. </p>
<p>Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:</p>
<p>+ Năng lượng âm: xích đu ma sát với trục quay phát ra âm thanh.</p>
<p>+ Năng lượng nhiệt: xích đu ma sát với trục quay làm nóng trục quay và dây xích.</p>
<p>b) Nhảy tự do trên bạt nhún: người chơi tác dụng lực của chân vào bạt nhún để nhảy lên tới một</p>
<p>độ cao rồi rơi xuống bạt nhún. Trong quá trình nhảy lên có sự chuyển hóa từ động năng thành thế</p>
<p>năng. Khi rơi xuống, thế năng biến đổi thành động năng. Và người chơi dừng lại khi cảm thấy mệt</p>
<p>và người nóng lên, do hóa năng trong thức ăn mà cơ thể nạp vào chuyển hóa thành cơ năng và cơ</p>
<p>năng đã biến đổi thành dạng năng lượng khác.</p>
<p>Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:</p>
<p>+ Năng lượng âm: người va chạm với bạt nhún phát ra âm thanh.</p>
<p>+ Năng lượng nhiệt: người va chạm với bạt nhún, ma sát với không khí làm cơ thể và bạt nhún.</p>
<p>c) Thủ môn phát bóng bổng: thủ môn tác dụng lực của chân vào quả bóng làm quả bóng chuyển động,</p>
<p>tức là quả bóng có động năng. Trong trường hợp này, hóa năng dự trữ trong thức ăn do con người nạp</p>
<p>vào cơ thể chuyển hóa thành động năng của quả bóng.</p>
<p>Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:</p>
<p>+ Năng lượng âm: chân thủ môn tiếp xúc với bóng phát ra âm thanh</p>
<p>+ Năng lượng nhiệt: chân thủ môn ma sát với bóng làm chân và bóng nóng lên.</p>