Hướng dẫn giải Bài 2.14 (Trang 32 SGK Toán 10, Bộ Kết nối tri thức, Tập 1)
<p><em><strong>Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><msubsup><mo mathvariant="bold">{</mo><msubsup><mrow/><mrow><mi mathvariant="bold">x</mi><mo mathvariant="bold">+</mo><mi mathvariant="bold">y</mi><mo mathvariant="bold">≥</mo><mo mathvariant="bold">-</mo><mn mathvariant="bold">1</mn></mrow><mrow><mi mathvariant="bold">x</mi><mo mathvariant="bold">≤</mo><mn mathvariant="bold">5</mn></mrow></msubsup><msubsup><mrow/><mrow><mi mathvariant="bold">y</mi><mo mathvariant="bold">≤</mo><mn mathvariant="bold">4</mn></mrow><mrow><mi mathvariant="bold">y</mi><mo mathvariant="bold">-</mo><mn mathvariant="bold">2</mn><mi mathvariant="bold">x</mi><mo mathvariant="bold">≤</mo><mn mathvariant="bold">2</mn></mrow></msubsup></msubsup></math> trên mặt phẳng tọa độ.</strong></em></p>
<p><em><strong>Từ đó tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F(x;y) = - x – y với (x;y) thỏa mãn hệ trên.</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>Xác định miền nghiệm D<sub>1</sub> của bất phương trình y – 2x ≤ 2 được xác định như sau:</p>
<p>- Vẽ đường thẳng d: -2x + y = 2.</p>
<p>- Ta lấy gốc tọa độ O(0;0) và tính -2.0 + 0 = 0 < 2.</p>
<p>Do đó miền nghiệm D<sub>1</sub> là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d chứa gốc tọa độ.</p>
<p>Miền nghiệm D<sub>2</sub> của bất phương trình y ≤ 4 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng y = 4 chứa gốc tọa độ.</p>
<p>Miền nghiệm D<sub>3</sub> của bất phương trình x ≤ 5 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x = 5 chứa gốc tọa độ.</p>
<p>Xác định miền nghiệm D<sub>4</sub> của bất phương trình x + y ≥ - 1 được xác định như sau:</p>
<p>- Vẽ đường thẳng d’: x + y = -1.</p>
<p>- Ta lấy gốc tọa độ O(0;0) và tính 0 + 0 = 0 > -1.</p>
<p>Do đó miền nghiệm D<sub>4</sub> là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d’ chứa gốc tọa độ.</p>
<p>Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác ABCD với tọa độ các điểm là: A(-1;0), B(1;4), C(5;4), D(5;-6).</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/14062022/13-3SVDXl.png" width="419" height="403" /></p>
<p>Tính giá trị biểu thức F(x;y) = - x – y tại các điểm A, B, C, D</p>
<p>F(-1;0) = -(-1) – 0 = 1;</p>
<p>F(1;4) = - 1 – 4 = -5;</p>
<p>F(5;4) = - 5 – 4 = -9;</p>
<p>F(5;-6) = - 5 – (-6) = 1.</p>
<p>Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức F là 1 tại (x;y) = (-1;0) hoặc (x;y) = (5;-6) và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F là -9 tại (x;y) = (5;4)</p>