Tóm tắt Lý thuyết Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật
<div id="11">
<h2>I. Vai trò của vi sinh vật</h2>
</div>
<p>Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên và con người (H 22.1.)</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/12122022/hinh-221-trand-131-sdk-sinh-hoc-10-kntt-weMurs.jpg" /></p>
<div id="12">
<h2>II. Một số ứng dụng của vi sinh vật</h2>
</div>
<p><strong>1. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn</strong></p>
<p>Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học của chúng như: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, hất tạo ra các quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hoặc có ý nghĩa lớn trong đời sống con người.</p>
<p><strong>- Kích thước hiển vi: </strong>Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé, dao động từ 0,2 km tới hơn 700 km và chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi.</p>
<p><strong>- Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: </strong>Do có kích thước nhỏ nên tỉ lệ diện tích/thể tích (SV) cơ thể ở vi sinh vật lớn, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng. Tỉ lệ S/V lớn cho phép tốc độ trao đổi chất trên mỗi đơn vị thể tích của vi sinh vật cao hơn nhiều so với các cơ thể có kích thước lớn. </p>
<p><strong>- Tổng hợp và phân giải các chất nhanh: </strong>Sử dụng vi sinh vật trong công nghiệp và nghiên cứu có thể thu được sản lượng rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn.</p>
<p><strong>- Đa dạng về di truyền: </strong>Do tốc độ sinh sản nhanh, tốc độ đột biến lớn, khả năng tái tổ hợp di truyền và lịch sử tiến hoá lâu dài nên vi sinh vật có sự đa dạng di truyền rất lớn.</p>
<p><strong>- Phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng: </strong>Mức độ đa dạng di truyền vô cùng lớn ở vi sinh vật cũng được phản ánh ở khả năng thích nghi của chúng</p>
<p><strong>2. Ứng dụng của công nghệ vi sinh</strong></p>
<p><strong>- Trong nông nghiệp</strong> Nhiều loại vi sinh vật có khả năng cố định N, trong không khí thành NH, làm giàu chất đạm cho đất; biển lần khó tiêu thành lân dễ tiêu, giúp cây trồng hấp thụ lân dễ dàng hơn; phân giải mùn và các chất hữu cơ trong đất thành chất khoáng vô cơ mà cây có thể hấp thụ được; tiết ra chất kích thích tăng trưởng, polysaccharide hay chất kháng sinh giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn, giữ ẩm cho đất và ức chế mầm bệnh cho cây trồng.</p>
<p><strong>- Trong chế biến thực phẩm</strong> mô của vi sinh vật được ứng d Khả năng phân giải ngoại bào của vi sinh vật được ứng dụng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Bánh mì, bia và rượu đều là sản phẩm lên men của năm Saccharomyces cerevisiae vi khuẩn lactic (H 22.2).</p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>Tinh</mi><mo> </mo><mi>bột</mi><mo> </mo><mover><mo>→</mo><mrow/></mover><mo> </mo><mi>Glucose</mi><mo> </mo><mover><mo>→</mo><mrow><mi>Nấm</mi><mo> </mo><mi>men</mi><mo> </mo><mi>rượu</mi></mrow></mover><mo> </mo><mi>Ethanol</mi><mo> </mo><mo>(</mo><mi>rượu</mi><mo> </mo><mi>ethylic</mi><mo>)</mo><mo> </mo><mo>+</mo><mo> </mo><msub><mi>CO</mi><mn>2</mn></msub><mspace linebreak="newline"/><mspace linebreak="newline"/><mi>Glucose</mi><mo> </mo><mover><mo>→</mo><mrow><mi>Vi</mi><mo> </mo><mi>khuẩn</mi><mo> </mo><mi>lactic</mi></mrow></mover><mo> </mo><mi>Lactic</mi><mo> </mo><mi>acid</mi></math></p>
<p>Quá trình phân giải của vi sinh vật còn được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như nước tương, xì dầu, nước mắm (H22.2).</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/12122022/hinh-222-trand-133-sdk-sinh-hoc-10-kntt-CUWlal.jpg" /></p>
<p>Nấm men dùng để sản xuất rượu, bia (a), vi khuẩn lactic lên men tạo thành sữa chua (b), nấm mốc tương dùng để sản xuất tương (d)</p>
<p><strong>- Trong y dược: </strong>Các sản phẩm trao đổi chất ở vi sinh vật còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, các amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics và nhiều chế phẩm sinh học có giá trị khác.</p>
<p><strong>- Trong xử lí chất thải: </strong>Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người đã sử dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường. Biện pháp này đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới vì vừa hiệu quả, ít tốn kém lại không gây ô nhiễm môi trường như các biện pháp truyền thống.</p>
<p>Trong các khu xử lí nước thải (H 22.3), có những bể xử lí sinh học bao gồm bể hiếu khí, bể thiếu khí và bể kị khí với những hệ vi sinh vật riêng. Tại đó, các chất thải trong nước được vi sinh vật chuyển hoá thành methane (CH<sub>4</sub>), carbon dioxide (CO<sub>2</sub>) và chất lắng không phân huỷ. Những sự cố tràn dầu (H 22.4) gây ô nhiễm hàng nghìn km mặt nước biển có thể được xử lí nhờ các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/12122022/hinh-223-trand-134-sdk-sinh-hoc-10-kntt-S0ZXGK.jpg" /></p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/12122022/hinh-224-trand-134-sdk-sinh-hoc-10-kntt-oMcX5Z.jpg" /></p>
<blockquote>
<p>Kết luận:</p>
<ul>
<li>Vi sinh vật phân giải là mắt xích quan trọng đảm bảo sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.</li>
<li>Nhiều vi sinh vật là mắt xích khởi đầu của vòng tuần hoàn vật chất, cung cấp khí O2 và chất hữu cơ cho các mắt xích tiếp theo. Nhiều vi sinh vật sống cộng sinh cổ định đạm, phân giải lân,... làm giàu chất dinh dưỡng cho đất</li>
</ul>
</blockquote>
<div id="13">
<h3>III. Một số thành tựu và triển vọng của vi sinh vật trong tương lai</h3>
</div>
<p><strong>1. Một số thành tựu của công nghệ vi sinh vật</strong></p>
<p>Cho đến nay, công nghệ vi sinh vật đã được ứng dụng rộng rãi và đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống con người từ lĩnh vực thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ, nông nghiệp đến xử lí ô nhiễm môi trường. Đóng vai trò then chốt trong công nghệ vi sinh vật là công nghệ lên men và công nghệ thu hồi sản phẩm. Một số thành tựu nổi bật của công nghệ vi sinh vật được thể hiện trong hình 22.5.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/12122022/hinh-225-trand-135-sdk-sinh-hoc-10-kntt-U3paty.jpg" /></p>
<p><strong>2. Triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai</strong></p>
<p>Công nghệ vi sinh vật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sự kết hợp giữa công nghệ vi sinh hiện đại, công nghệ nano, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo có thể mở ra những mô hình công nghệ mới và trở thành xu thế trong tương lai.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/12122022/hinh-226-trand-135-sdk-sinh-hoc-10-kntt-smPYKW.jpg" /></p>
<p><strong>3. Một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó</strong></p>
<p>Trong tương lai, công nghệ vi sinh vật sẽ không ngừng được cải tiến và phát triển trên quy mô lớn nhằm khai thác tối đa các lợi ích của vi sinh vật. Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật kéo theo sự phát triển và xuất hiện của nhiều ngành nghề có liên quan như ngành công nghiệp thực phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại rượu, bia, các sản phẩm lên men từ sữa,...; công nghiệp dược phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại kháng sinh, kháng thể đơn dòng, vaccine, enzyme...; lĩnh vực y tế với các phòng xét nghiệm vi sinh giúp chẩn đoán bệnh, các trung tâm dịch tễ,...; lĩnh vực môi trường với các trung tâm xử lí ô nhiễm môi trường, tái tạo năng lượng. Sự phát triển của các ngành nghề kể trên lại mở ra cơ hội nghề nghiệp cho nhiều người. Kĩ sư chế biến thực phẩm, dược sĩ, nhân viên xét nghiệm, kĩ sư môi trường, nhà dịch tễ học.... là những nghề thú vị và hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.</p>
<blockquote>
<p><strong>Kết luận:</strong></p>
<ul>
<li>Công nghệ vi sinh vật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật kéo theo sự xuất hiện và phát triển của nhiều ngành nghề có liên quan, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới đầy hứa hẹn trong tương lai.</li>
<li>Dựa trên các đặc điểm sinh học của vi sinh vật như sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất có nhiều lợi ích, con người đã ứng dụng vào thực tiễn thông qua hai công nghệ then chốt là công nghệ lên men vi sinh vật và công nghệ thu hồi và tạo sản phẩm để tạo ra các sản phẩm có giá trị trong nhiều lĩnh vực đời sống như chế biến thực phẩm, nông nghiệp, y học, môi trường,...</li>
</ul>
</blockquote>