Bài 22. Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật
Luyện tập và Vận dụng (Trang 137 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><strong>Luyện tập và Vận dụng (Trang 137 SGK Sinh học 10, Bộ Kết nối tri thức):</strong></p>
<p><strong>1. Giải thích vì sao các sinh vật nhân sơ mặc dù có kích thước nhỏ bé và cấu tạo đơn giản nhưng lại có vai trò “khổng lồ” đối với Trái Đất và sự sống.</strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></em></span></p>
<p>Các sinh vật nhân sơ mặc dù có kích thước nhỏ bé và cấu tạo đơn giản nhưng lại có vai trò “khổng lồ” đối với Trái Đất và sự sống vì:</p>
<p>- Tuy vi sinh vật nhân sơ có kích thước nhỏ nên tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào và thể tích của tế bào (tỉ lệ S/V) sẽ lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh tạo ra số lượng vi sinh vật rất lớn.</p>
<p>- Nhờ các đặc điểm kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất mà vi sinh vật có những vai trò đa dạng đối với Trái Đất và sự sống như phân giải chất thải, tự dưỡng tạo ra O<sub>2</sub>,…</p>
<p><strong>2. Nêu một số ví dụ về ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.</strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></em></span></p>
<p>Một số ví dụ về ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống:</p>
<p>- Dựa vào khả năng cố định N<sub>2</sub> trong không khí của vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cho cây trồng, cải tạo đất,…</p>
<p>- Dựa vào khả năng ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng để sản xuất ra thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vừa có thể diệt trừ sâu, bệnh hại hiệu quả vừa tránh tồn dư thuốc hóa học gây độc cho con người và vật nuôi.</p>
<p>- Sử dụng vi khuẩn <em>Saccharomyces cerevisiae</em> để lên men tạo rượu, bia, bánh mì.</p>
<p>- Sử dụng vi khuẩn lactic để lên men tạo sữa chua và pho mát.</p>
<p>- Các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ tái tổ hợp vi khuẩn và nấm men như insulin, hormone sinh trưởng, chất kích thích miễn dịch cytokine, chất kháng virus như interferon.</p>
<p>- Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.</p>
<p>- Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kị khí trong các bể xử lí sinh học để xử lí nước thải.</p>
<p>- Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như <em>Alcanivorax borkumensis</em> để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển.</p>
<p>- Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lí chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng.</p>
<p><strong>3. Giải thích vì sao việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng duy trì nitrogen trong đất.</strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></em></span></p>
<p>Trong rễ cây đậu nành có sự cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn <em>Rhizobium</em>. Trong mối quan hệ cộng sinh này, cây cung cấp sản phẩm quang hợp cho đời sống và hoạt động của vi khuẩn ngược lại vi khuẩn có vai trò cố định N<sub>2</sub> tự do từ không khí thành NH<sub>3</sub> vừa cung cấp cho cây vừa cung cấp cho đất. Như vậy, việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng bổ sungg và duy trì nitrogen trong đất.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài