Blog Chia sẻ kiến thức Kỹ năng làm bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Kỹ năng làm bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

10:53 27/12/2021

Cách nhận biết đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý thường xoay quanh một câu nói, ý kiến, tư tưởng dưới dạng một câu danh ngôn. Đây là dạng văn nói về tư tưởng đạo lý nhân văn, những câu nói mang tính nhận thức, mối quan hệ gia đình, xã hội hoặc một số tính cách thể hiện phẩm chất của con người.

Một số đề tài nghị luận về một tư tưởng đạo lý như sau:

- Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay

- Mục đích sống và học tập

- Những đức tính tốt đẹp của con người như: Tính trung thực, lòng khiêm tốn, lòng bao dung, đức tính kiên trì, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống

- Các mối quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, chữ hiếu, sự vô tâm thờ ơ của cha mẹ với con cái, sự vô cảm.

- Các mối quan hệ trong xã hội: Tình bạn, tình yêu quê hương đất nước.

- Đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Xem thêm: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP HOÀN HẢO VỚI 5 MẸO CƠ BẢN

Kỹ năng làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý

Kỹ năng làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý

Kỹ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Các bạn có thể tham khảo dàn ý chung của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý dưới đây:

Mở bài

Sau khi xác định được đề văn là dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lý, các bạn cần dẫn dắt vấn đề có thể là bằng một câu nói hoặc một câu chuyện mang vấn đề liên quan.

Từ đó mở hướng dẫn đến vấn đề nghị luận một cách trôi chảy, mượt mà nhất. Ngoài ra, việc chọn lọc những từ ngữ đặc sắc và phù hợp, không lạc đề chính là mấu chốt để gây hứng thú cho người đọc. Nếu các em đăng ký gia sư online của Colearn có thể cải thiện năng lực học tập nhanh hơn.

Xem thêm: Cách viết Mở bài hay cho phần Nghị luận Văn học

Thân bài

- Giải thích:

Ở phần này, các bạn nên chú ý về những từ ngữ quan trọng và giải thích về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cần phải bám sát vào tư tưởng đạo lý đề ra và tránh đưa vào những ý nghĩ chủ quan. Sau khi đã giải thích những từ ngữ ẩn ý thì các bạn cần phải khái quát chung để rút ra ý nghĩa tổng thể của tư tưởng đó. Đây là một bước không thể thiếu trong nghị luận về tư tưởng đạo lý.

- Bàn luận: Đây là phần các bạn cần thể hiện lý lẽ bằng ngôn từ của mình để bàn bạc về vấn đề nghị luận tư tưởng đạo lý đó. Ở phần này, cần đưa ra các phương diện biểu hiện của tư tưởng đạo lý đó, lấy các dẫn chứng trong đời sống thực tế để cho bài viết có tính thuyết phục và chính xác hơn.

Hãy nhận xét mức độ đúng đắn và tầm quan tọng của vấn đề. Đồng thời đặt ra các câu hỏi "vì saonhư thế nào" để đào sâu vào vấn đề đó. Hoặc bạn cũng có thể đưa ra các luồng ý kiến trái chiều để nhận định rõ được tính đúng sai (nếu có).

Sau cùng, hãy đánh giá về mặt tốt, xấu, biểu hiện hai mặt của vấn đề nghị luận. Khi viết, bạn nên cẩn trọng, đưa ra ý kiến và quan điểm một cách khách quan, có căn cứ và không lấy thông tin sai lệch. Các em có thể tham khảo thư viện bài giảng điện tử của Colearn để nâng cao năng lực học tập tốt nhất.

Sau cùng, các bạn cần phải có quan điểm vững vàng khi viết, có lập trường riêng để bài viết có thể thuyết phục được người đọc.

- Bài học nhận thức và hành động: Sau những lý lẽ chặt chẽ, bàn luận vấn đề một cách kỹ càng, các bạn cần rút ra bài học và hành động của bản thân. Bài học rút ra ưu tiên hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực. Không nêu ra những ý chung chung, mang tính trừu tượng.

Tham khảo: Vai trò của “Bài văn Nghị luận Xã hội” trong Giáo dục

Kết bài

Một lần nữa, bạn hãy nhắc lại vấn đề nghị luận đó, nêu đánh giá nhận xét chung một cách tổng quát. Ngoài ra, các bạn có thể mở rộng hoặc nâng cao vấn đề đó để phát triển bài viết giúp cho phần kết bài được cô đọng và hàm súc hơn.

Trên đây chính là kỹ năng làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý mà Colearn giới thiệu cho các bạn chắc chắn sẽ giành được điểm số cao trong bài thi. Văn nghị luận không khó khi học cùng Colearn. Để tìm hiểu kỹ hơn về cách làm bài hãy tham khảo bài giảng của Colearn tại: https://colearn.vn/hoi-bai

Chia sẻ