Miêu tả là một trong những thể loại văn quen thuộc nhất với học sinh các cấp. Song, chủ đề văn miêu tả lại vô cùng rộng lớn. Vì thế, để viết nên một bài văn miêu tả hoàn chỉnh không hề đơn giản mà đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như lượng ngôn từ phong phú.
Vậy, đặc điểm chung của các bài văn miêu tả là gì? Có các dạng bài văn miêu tả nào? Cách làm bài văn miêu tả từng dạng ra sao để đạt hiệu quả, tính sinh động cao?
Câu trả lời về vấn đề này sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. Cùng CoLearn tham khảo nhé!
Miêu tả là một trong những thể loại văn quen thuộc nhất với học sinh các cấp
Đặc điểm chung của tất cả các bài văn miêu tả
Văn miêu tả là văn tả lại đặc điểm, tính chất cụ thể hoặc nổi bật nhất của sự vật, sự việc, con người,...một cách chân thật, như chúng đang hiện diện trước mắt chúng ta.
Mục đích chính của văn miêu tả là giúp người đọc dễ dàng hình dung ra các đối tượng đang được nhắc đến trong đó. Từ đó, thuận tiện liên kết với đời thực và có những đánh giá, cảm nhận cũng như góc nhìn chính xác nhất về nhân vật. Nắm được mục đích này giúp học sinh áp dụng cách làm bài văn miêu tả dễ dàng hơn. Các em có thể đăng ký hỏi bài gia sư của Colearn để cải thiện năng lực dễ dàng.
Để làm tốt bài văn miêu tả, học sinh cần trang bị những kỹ năng sau:
- Quan sát: xem xét kỹ lưỡng những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người, cảnh quan,.. xung quanh để lấy tư liệu vận dụng vào bài văn.
- So sánh: cách làm văn miêu tả hiệu quả nhất là biết liên tưởng đối tượng miêu tả có nét tương đồng với vật thể, hiện tượng nào xung quanh, thể hiện nét độc đáo, cá tính riêng của người viết.
- Liên kết: biết cách liên kết các đối tượng trong bài văn với nhau sao cho tạo ra các nét tương quan nhất định.
Xem thêm: Cách học thuộc Văn nhanh và hiệu quả nhất nên biết
Các dạng bài văn miêu tả phổ biến nhất
Xuyên suốt chương trình Văn học các cấp, 3 dạng đề văn miêu tả thường gặp nhất là:
- Văn tả vật: Là những dạng bài yêu cầu miêu tả đồ vật, con vật, cây cối, đồ chơi,... nói tóm lại là các vật thể gần gũi với đời sống con người nhằm khai thác cảm nhận, khả năng quan sát của học sinh.
- Văn tả người: là dạng bài yêu cầu miêu tả ngoại hình, tính cách, đặc điểm nhận diện riêng biệt, hành động hoặc trạng thái của một hoặc nhiều người.
- Văn tả cảnh: là dạng bài yêu cầu miêu tả cảnh quan thiên nhiên sông, núi, rừng,... xung quanh chúng ta hoặc cảnh sinh quan diễn ra thường ngày, trong các dịp lễ, Tết đặc biệt.
Khi học sinh nắm vững được cách làm bài văn miêu tả sẽ dễ dàng ghi điểm cao trong các bài kiểm tra môn Ngữ Văn hơn. Nếu trong quá trình làm bài các em gặp câu hỏi khó có thể tham gia hỏi bài tại Colearn để nhận được đáp án chính xác nhanh nhất.
Có 3 dạng bài văn miêu tả thường gặp: văn tả vật, tả người và tả cảnh
Hướng dẫn cách làm các dạng bài văn miêu tả chuẩn chỉnh
Mỗi dạng đề văn miêu tả đều có cách làm khác nhau và mang nét đặc trưng riêng. Bởi lẽ đó, để viết nên một bài chuẩn chỉnh, học sinh cần nắm vững bản chất cũng như cách làm bài văn miêu tả hợp lý.
Xem thêm: Văn tự sự là gì? Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự cuốn hút
Chi tiết cụ thể được diễn đạt như sau:
Cách làm bài văn tả vật
Bài văn tả vật có thể xem là dạng bài có phạm vi rộng lớn nhất bởi lẽ, sự vật xung quanh chúng ta nhiều vô kể, trải dài từ đồ vật, động vật, cây cối, v.v.
Để làm tốt bài văn tả vật, học sinh không chỉ chú trọng vào kỹ năng quan sát mà còn phải biết vận dụng vốn từ để so sánh, ví von sao cho vật được tả trở nên sinh động. Nắm vững cách làm bài văn miêu tả sẽ giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất. Các em có thể tham khảo thư viện bài giảng trực tuyến của Colearn để nắm vững kiến thức nhanh nhất.
Cách làm bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, đồ chơi,... theo trình tự sau:
- Mở bài: giới thiệu về đồ vật, cây cối, đồ chơi,... được tả.
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quát: có thể nêu lý do hoặc mối liên hệ, gắn kết giữa người viết với vật được tả
+ Miêu tả chi tiết: tả cụ thể về hình dạng, màu sắc, đặc điểm nổi bật, chức năng hoạt động, lợi ích mang lại cho người dùng... của sự vật.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết về vật được tả.
Xem thêm: Kỹ năng làm bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Cách làm bài văn tả người
Đề bài tả người khá đa dạng, có thể bàn luận về một hoặc nhiều phương diện khác nhau, như: ngoại hình, tính cách, trạng thái làm việc, lời nói, hành động,... Tùy theo yêu cầu của đề mà học sinh xác định nên chú trọng tả nhiều về yếu tố nào trong xuyên suốt bài văn. Khi biết cách làm bài văn miêu tả thì học sinh sẽ dễ dàng tả người một cách chân thực.
Cách làm bài văn tả người theo trình tự sau:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật được tả (từ câu chuyện, tác phẩm nào hoặc có quan hệ gì với người viết, sơ lược tên và ấn tượng chung về nhân vật)
- Thân bài: Miêu tả từ khái quát đến các đặc điểm chi tiết của nhân vật (tùy theo yêu cầu đề bài)
+ Miêu tả khái quát: tuổi tác, nghề nghiệp,...
+ Miêu tả chi tiết: đòi hỏi khả năng quan sát tinh tế để có thể làm nổi bật lên ngoại hình, tính cách, hành động, trạng thái cảm xúc kèm theo sự biến đổi về các bộ phận trên cơ thể,... của người được tả.
+ Thông qua miêu tả nhân vật, người viết có thể lồng ghép thêm phần nhận xét, thái độ của bản thân về đối tượng đó.
- Kết bài: Nêu cảm nhận chung của người viết về người được miêu tả.
Trong quá trình làm bài văn miêu tả các em có thể tham khảo giải bài tập SGK để hiểu sâu cách làm dạng bài này và chinh phục các môn học khác tốt hơn.
Bài văn tả người đòi hỏi khả năng quan sát tinh tế từng đặc điểm của người được tả
Cách làm bài văn tả cảnh
Trong bài văn tả cảnh, thời gian và không gian tả là 2 yếu tố cần được chú trọng hơn hết. Bên cạnh đó, các bạn học sinh cũng cần lưu ý không nhất thiết phải tả chi tiết cảnh quan mà nên quan sát và chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu nhất để trình bày vào bài viết. Đây là cách làm bài văn miêu tả cảnh hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cách tính điểm đại học chính xác nhất nên biết
Cách làm bài văn tả cảnh theo trình tự sau:
- Mở bài: giới thiệu về cảnh được tả: là gì, ở đâu, diễn ra trong thời gian nào.
- Thân bài: Tả cảnh vật theo một trình tự nhất định, có thể đi từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại), không gian cảnh từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại) hoặc không gian cảnh từ trong ra ngoài (hoặc ngược lại)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết về cảnh tượng được tả.
Trong văn tả cảnh, nên chú trọng vào không gian, thời gian và hình ảnh tiêu biểu nhất
Bạn thấy đó, chỉ cần xác định đúng yêu cầu đề bài và nắm vững quy tắc làm, bạn dễ dàng áp dụng cách làm bài văn miêu tả để viết nên một bài văn hoàn chỉnh. CoLearn tin rằng bài hướng dẫn này sẽ giúp các bạn cảm thấy tự tin hơn với tất cả các đề văn miêu tả tại trường lớp hoặc trong thi cử.
Hãy cùng bắt tay làm và chia sẻ trải nghiệm với CoLearn nhé! Chúc bạn thành công!