Vũ Quán Phương đã nhận xét: Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ. Phân tích bài thơ Ông Đồ để chứng minh ý kiến trên
<div class="WordSection1">
<p style="text-align: justify;">Trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945, bên cạnh những vần thơ tình say mê rạo rực, bên cạnh những cái mới, cái “tân thời”…. vẫn còn những nỗi niềm hoài cổ tha thiết xót xa. Người đọc bắt gặp những tứ thơ như thế trong bài thơ “ông đồ” của Vũ Đình Liên. Khi đọc bài thơ này, Vũ Quần Phương đã nhận xét: “Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ”.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">“Ông đồ” là những ai? Họ vốn là những thầy giáo mẫu mực, uyên thâm của chế độ cũ. Thuở đắc thế, họ được người đời trọng vọng, tôn kính. Ngày lễ tết hằng năm, người đời đến với họ không chỉ để bày tỏ tấm lòng thành mà còn để cung kính xin lấy những nét chữ “Tâm”, “Đức’, “Thọ”, “Lộc”,… vuông vắn, đầy đặn: cái chữ vừa thể hiện cái tài, vừa thể hiện cái tâm của người cầm bút.
</p><p style="text-align: justify;">Nhưng thời thế thay đổi, khi nền văn hóa phương Tây tràn vào nước ta rồi dần chiếm lĩnh vị trí độc tôn trong sự học thì những ông đồ dần vắng bóng. Cái tài, cái tâm của họ chỉ còn được thể hiện qua con chữ được bày bán bên đường. Cảm với nỗi xót xa, bẽ bàng của “một lớp người tàn” ấy, Vũ Đình Liên viết nên một “Ông đồ” làm rung động lòng người.
</p><p style="text-align: justify;">Bài thơ là một thành công lớn của Vũ Đình Liên nói riêng và đối với Thơ mới nói chung. Bài thơ được viết theo thể năm chữ, vẻn vẹn năm khổ hai mươi câu nhưng đã làm sống lại hình ảnh ông đồ những năm đầu thế kỉ hai mươi và cả cái thời đại tiêu điều khi ấy. Bởi vậy, Vũ Quần Phương hẳn rất thấm thìa bài thơ khi nhận xét rằng: “Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ”.
</p><p style="text-align: justify;">Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ hiện lên cùng những hình ảnh tươi tắn, nhộn nhịp:
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">“Mỗi năm hoa dào nở
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Lại thấy ông đồ già
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Bày mực tàu giấy đỏ
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Bên phố đông người qua.”
</p><p style="text-align: justify;">“Mỗi năm… lại thấy”, hai cụm từ này cho thấy hình ảnh ông đồ đã trở nên quá quen thuộc. Cùng với màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tàu và sự đông vui tấp nập của phố phường, hình ảnh ông đồ đã trở nên không thể thiếu trong khung cảnh mùa xuân.
</p><p style="text-align: justify;">Ở khổ thơ tiếp theo, hình ảnh ông đồ đã trở thành trung tâm để mọi người chiêm ngưỡng và ngợi ca:
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">“Bao nhiêu người thuê viết
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Tấm tắc ngợi khen tài
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Hoa tay thảo những nét
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Như phượng múa rồng bay.”
</p><p style="text-align: justify;">Từ “bao nhiêu” cho biết ông đồ đang được người đời trọng vọng, cần nhờ vả đến. Với tài năng của ông họ “Tấm tắc ngợi khen tài”, ba phụ âm “t” cùng xuất hiện trong một câu thơ như tràng pháo tay giòn giã để ngợi khen sự tài hoa của ông đồ. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay” của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nền Hán học. Cái tài ấy của ông đã được tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.
</p><p style="text-align: justify;">Nhưng dẫn sao, trong tiếng cười vui vẫn không sao giấu được nỗi ngậm ngùi. Chữ Nho vốn được coi là chữ “Thánh hiền”, chữ Nho ông đồ viết là sự tụ hội của cái tài và cả cái tâm người cầm bút. Nhưng giờ đây, những giá trị thiêng liêng ấy đã bị xô dạt đến bên đường phố để làm thứ cho “thuê”. Chỉ một chữ ấy thôi mà đã thấy băn khoăn, thoảng buồn biết mấy.
</p><p style="text-align: justify;">Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Rồi đã đến lúc người ta quên lãng đi câu đối tết để ngày Tết thưa thớt, thiếu vắng đi những bóng hình quen thuộc:
</p></div>
<p class="Bodytext71" style="text-align: center;">“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Người thuê viết nay đâu?
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Giấy đỏ buồn không thắm</p>
<p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Mực đọng trong nghiên sầu. “
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Cũng là “mỗi năm” nhưng lại thêm từ “mỗi” và lại đứng sau chữ “nhưng” – con chữ thường làm đảo lộn mọi trật tự quen thuộc. Vũ Đình Liên đã phác họa một cảnh tượng đầy xót xa. Vẫn trên nền hoa đào, ông đồ ngồi ủ rũ, thấp thoáng những bóng người xa dần. Giá như có một sự đột biến nào đó khiến người ta không thích chữ ông nữa thì là một lẽ, đằng này những người đến với ông đồ cứ vơi dần đi, lòng người với thư pháp cũng đã nhạt đi nhiều lắm. Họa chăng có ai còn nghĩ đến ông cũng chỉ bởi lòng thương hại đó thôi. Các thủ pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp “giấy đỏ buồn”, “mực đọng”, “nghiên sầu” chỉ tô đậm thêm nỗi thất vọng của ông đồ. Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực cũng chính nhà thơ Vũ Đình Liên cũng không thể nhìn thấy nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">“Ông đồ vẫn ngồi đấy
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Qua đường không ai hay
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Lá vàng rơi trên giấy
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Ngoài trời mưa bụi bay.”
</p><p style="text-align: justify;">Cho dù, ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng đã bị mọi người quên lãng. Ông chỉ còn là một di tích tiều tuỵ đáng thương của “một thời tàn”. Và có lẽ từ đó, ông vĩnh viễn vắng bóng. Có lẽ lúc bấy giờ trên thế gian này chỉ còn lại mỗi nhà thơ là có thể cảm thông được với nỗi buồn của ông đồ. Chỉ cảm thông thôi chứ nỗi buồn ấy lớn quá làm sao chia xẻ nổi. Sự cách biệt của tuổi tác, và nhất là của hai nền văn hóa khác nhau khiến cho nhà thơ chỉ biết đứng xa xa nhìn ông đồ mà thương cảm. Và kì lạ thay là một chiếc lá vàng:
</p><p style="text-align: center;">Lá vàng rơi trên giấy
</p><p style="text-align: center;">Ngoài trời mưa bụi bay
</p><p style="text-align: justify;">Mưa bụi thì rõ, vì đang là tiết xuân. Nhưng sao lại có một chiếc lá vàng đơn độc? Đây chắc không phải là dấu vết của mùa đông mà chỉ có thể lý giải như thế này: nước ta thuộc miền nhiệt đới, bốn mùa cây cối xanh tươi, vậy thì lá vàng cũng có thể rơi bất cứ lúc nào. Nếu đang vui, có lẽ không ai để ý đến chiếc lá vàng lặng lẽ rời cành khi đã hoàn thành sứ mệnh của nó.
</p><p style="text-align: justify;">Những lúc buồn tâm hồn ta rất nhạy cảm, và lại càng nhạy cảm với nỗi buồn. Thì ra đã suốt một đời nuôi cây, khi rụng xuống chiếc lá vàng vẫn còn kịp gửi đến người đời một bức thông điệp. Không phải là thông điệp về mùa thu mà là thông điệp về nỗi buồn của ông đồ, của một nền nghệ thuật đang dần đi vào quên lãng. Chiếc lá lẻ loi không chọn chỗ nào mà đậu mà lại đậu ngay trên trang giấy giờ đã trở nên vô tích sự, bằng chứng hiển nhiên cho nỗi buồn sâu nặng của ông đồ. Bây giờ thì có muốn đem lại những niềm vui dẫu thật nhỏ bé cho cuộc đời thì cũng không ai cần đến nữa.
</p><p style="text-align: justify;">Bức tranh thứ năm tương phản rõ rệt với bức tranh thứ nhất:
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Năm nay đào lại nở
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Không thấy ông đồ xưa…
</p><p style="text-align: justify;">Thông điệp mùa xuân đã gửi đến rồi. Nhà thơ theo thói quen lại ra phố ngắm cảnh cũ người xưa. Lẽ ra chẳng phải ngạc nhiên. Với tính cảnh như năm ngoái thì ông đồ không thể xuất hiện một lần nữa, không thể nuôi mãi hy vọng về một thời đã qua. Vậy mà trong tâm thức nhà thơ, hình ảnh ông đồ không thể thiếu trong bức tranh xuân của mình. Cho nên mới phải hẫng hụt. Ấn tượng sâu nặng quá khiến nhà thơ tưởng như ông đồ đã ra đi từ lâu lắm. Ông đã thành “ông đồ xưa”, thành người “muôn năm cũ” khiến nhà thơ bật lên tiếng gọi:
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Những người muôn năm cũ
</p><p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Hồn ở đâu bây giờ?
</p><p style="text-align: justify;">Bài thơ tuy ngắn ngủi nhưng hàm súc, cô đọng và chứa đựng bao niềm đồng cảm, xót thương đối với những kiếp người tàn trong xã hội. Bài thơ quả đã dựng lên “bóng dáng ông đồ” và “cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ”.
</p><p style="text-align: justify;">Vũ Đình Liên đã dành cho số phận các ông đồ những tình cảm sâu sắc, xuất phát từ sự cảm thông rất đỗi chân thành. Đó không chỉ là sự cảm thông đối với một thế hệ bị lãng quên mà còn là nỗi xót xa trước một vẻ đẹp, một ngành nghệ thuật xưa cũ đã một đi không trở lại.
</p>