Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
<div class="WordSection1">
<p class="Bodytext51" style="text-align: left;" align="center"><strong>Đề: Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p class="Bodytext21" align="center"><strong>BÀI LÀM</strong>
</p><p class="Bodytext1">Nêu sức mạnh của thơ nằm ở khá năng gợi cảm và truyền cảm của nó thì có thể coi “ông đồ” của Vũ Đình Liên là một bài đầy chất thơ ít có bài thơ nào ngăn ngủi chỉ có năm khổ ngũ ngôn như thế mà để đọng lại một ấn tượng thấm thía, gợi lên cả một hoài niệm ngậm ngùi đến như vậy. Nỗi ngậm ngùi về một nét đẹp truyền thống đã mất đi. Nỗi cảm thương cho một lớp người lỗi thời dù đã chìm lịm đần vào dĩ vãng. Đó là nội dung chính của tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ. Đó cũng là đặc điểm khiến cảm hứng nhân văn này đọng bền, in sâu vào tâm trí bạn đọc, càng về sau này hình như càng giàu sức ngân vang hơn. Có phải nhân vật ông đồ ở đây cũng tương tự một cổ vật, mà thời gian càng trôi, giá trị càng lớn?
</p><p class="Bodytext1">Ta thấy trong cảm hứng của Vũ Đình Liên có hai nốt lớn: sự cảm phục thích thú trước vẻ đẹp chữ nghĩa ông đồ, và nỗi cảm thương man mác trước “cái di tích liều tuỵ đáng thương của một thời tàn” – như chính lời tác giả tự bộc lộ.
</p><p class="Bodytext1">Lòng cảm phục của nhà thơ hướng về những nét chữ “Như phượng múa rồng bay” của một bút pháp có “hoa lay”. Những nét “phượng múa rồng bay” ấy đủ khiến mọi người “tấm tắc ngợi khen tài”, và chinh phục luôn cả nhà thơ. vẻ đẹp ấy trên nền cảnh “hoa đào nở” ứng với thời tiết gợi cảm đầu năm và trong không khí xuân về Tết đến, càng như được hoà quyện thêm một hơi men cuốn hút.
</p><p class="Bodytext1">Nhưng sự cảm phục ấy ở đây chỉ như một tiền đề, một nguyên nhân phát sinh nỗi buồn liếc hoài cổ, rất thấm đậm trong bài. Càng ngợi khen, cảm phục bao nhiêu vẻ đẹp “phượng múa rồng hay” kia, nhà thơ càng buồn nhớ bâng khuâng bấy nhiêu trước cảnh hiu quạnh chợ chiều mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu? Đặc biệt hai dòng thơ sau mang một sức mạnh tâm tình, mộl sắc thái “thi lại ngôn ngoại” đầy dư vị, ôm ba:
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p class="Bodytext31">Giấy đỏ buồn không thắm,</p>
<p class="Bodytext31">Mực đọng trong nghiên sầu…
</p><p class="Bodytext1">Thật là những hình ảnh có hồn, những dòng thơ chứa chất tâm sự. Nói là cái buồn của giấy, kì thật là nỗi xót xa cùa người trước cảnh phai làn của cái đẹp. Nói là mực đọng trong nghiên, chỉ là nội cách thể hiện nỗi sầu thương trước một hiện tượng đáng trân trọng đang sắp tiêu vong.
</p><p class="Bodytext1">Đến hai khổ thơ cuối bài thơ, tình cảm của tác giả hướng hẳn về con người đã tạo ra vẻ đẹp trên kia. Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đó, nhưng hầu như hị quên lãng hẳn, đến nỗi “qua đường” không ai hay” mới đáng buồn, tội nghiệp làm sao! Chỉ còn “lá vàng rơi trên giấy” trong khi “ngoài kia mưa bụi bay” như muốn vùi kín, xoá nhoà đi tất cả vẻ đẹp đáng trân trọng của một thời. Cả một lớp người quá “đát”! Cả mội nếp sinh hoạt văn hoá đặc sắc không còn.
</p></div>
<p class="Bodytext1">Cuối cùng, bóng dáng những ông đồ đã mất hẳn. Họ đã mất một mẫu người “xưa”. Tiếng gọi hồn “những người muôn năm cũ” ấy, có thể tác giả chỉ nhằm vào mội thế hệ đã hết thời. Nhưng ta vẫn nghĩ nỗi cảm thương, lòng tiếc nuối mong mỏi đó không chỉ dành cho những ông đồ, dành cho cả những nét đẹp văn hoá cổ truyền đang bị mất dần. Nỗi tiếc nhớ mong mỏi đó trong nliững nãm gần đây ngày càng gặp được nhiều hơn những nỗi niềm đồng vọng của thế hệ hôm nay ý thức hướng về nguồn. Những dịp Tết mới rồi, cùng với việc phục hồi các lễ hội dân gian; một số nơi như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức triển lãm thư pháp, “cho chữ” ở Văn Miếu… Hỡi tác giả hài thơ bất hủ Ông đồ, bây giờ cũng đã thành “người muôn năm cũ” ở thế giới bên kia! Giấy đỏ mấy năm nay đã thắm lại rồi; mực lại lóng lánh trong nghiên cho khóa tay phóng bút những vế đôi mừng xuân khi hoa đào nở đấy, Người có vui chăng?
</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài