Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Soạn bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) SGK Ngữ văn 8 tập 2 chi tiết
<p style="text-align: justify;"><br /><!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 1. </strong>Đọc kĩ phần phi&ecirc;n &acirc;m, phần dịch nghĩa v&agrave; phần giải nghĩa chữ H&aacute;n để hiểu ch&iacute;nh x&aacute;c từng c&acirc;u trong b&agrave;i thơ. Học thuộc bản dịch thơ v&agrave; nhận x&eacute;t về c&aacute;c c&acirc;u thơ dịch.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; Đối chiếu giữa c&aacute;c nguy&ecirc;n t&aacute;c, bản dịch nghĩa, dịch thơ:</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&ndash; Ở c&acirc;u thơ thứ hai: cụm từ &ldquo;nại nhược h&agrave;?&rdquo; nghĩa l&agrave; &ldquo;biết l&agrave;m thế n&agrave;o?&rdquo; diễn tả sự bối rối, xốn xang của nh&acirc;n vật trữ t&igrave;nh.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;+ Nếu dịch thơ cụm từ &ldquo;nại nhược h&agrave;&rdquo; th&agrave;nh &ldquo;kh&oacute; hững hờ&rdquo; v&ocirc; h&igrave;nh chung đ&atilde; l&agrave;m mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.</p> <p style="text-align: justify;">⟶&nbsp;G&acirc;y người đọc hiểu rằng nh&acirc;n vật trữ t&igrave;nh qu&aacute; &ldquo;tỉnh t&aacute;o&rdquo;, thậm ch&iacute; &ldquo;hững hờ&rdquo; trước cảnh đẹp tự nhi&ecirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&ndash; Ở hai c&acirc;u thơ cuối, bản dịch thơ chưa thật đ&uacute;ng v&agrave; s&aacute;t với nguy&ecirc;n t&aacute;c.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;+ Hai c&acirc;u cuối đăng đối trong từng c&acirc;u, v&agrave; giữa hai c&acirc;u: chữ &ldquo;song&rdquo; mang lại gi&aacute; trị cao. Chữ &ldquo;nh&acirc;n&rdquo; đối với chữ &ldquo;nguyệt&rdquo; trong c&ugrave;ng một c&acirc;u. Chữ &ldquo;nguyệt&rdquo; đối với &ldquo;thi gia&rdquo; ở cuối c&acirc;u 4. Trong khi bản dịch thơ kh&ocirc;ng đảm bảo được sự đăng đối n&agrave;y.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;+ Trong nguy&ecirc;n t&aacute;c, chữ &ldquo;kh&aacute;n&rdquo; nghĩa l&agrave; ngắm, c&acirc;u thơ thứ 2 dịch th&agrave;nh &ldquo;nh&ograve;m&rdquo; l&agrave;m mất đi t&iacute;nh h&agrave;m s&uacute;c, sự nh&atilde; nhặn của &yacute; thơ.</p> <div class="Section1" style="text-align: justify;"> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 2. </strong>Ở b&agrave;i thơ n&agrave;y, B&aacute;c Hồ ngắm trăng trong ho&agrave;n cảnh như thế n&agrave;o? V&igrave; sao b&aacute;c lại n&oacute;i đến cảnh &ldquo;Trong t&ugrave; kh&ocirc;ng rượu cũng kh&ocirc;ng hoa&rdquo;? Qua hai c&acirc;u đầu, em thấy B&aacute;c c&oacute; t&acirc;m trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngo&agrave;i trời?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">&ndash; Vọng nguyệt (hay đối nguyệt, khản minh nguyệt) l&agrave; một thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nh&acirc;n xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng: c&oacute; rượu v&agrave; hoa th&igrave; sự thưởng trăng mới thật mười phần th&uacute; vị, mĩ m&atilde;n. N&oacute;i chung, người ta chỉ ngắm trăng khi th&aacute;nh thơi, t&agrave;m hồn thư th&aacute;i. Nhưng ở đ&acirc;y, Hồ Ch&iacute; Minh đ&atilde; ngắm trăng trong một ho&agrave;n cảnh đặc biệt, trong ngục t&ugrave;! Đang l&agrave; một t&ugrave; nh&acirc;n bị đ&agrave;y đọa v&ocirc; v&agrave;n cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của c&aacute;i nh&agrave; t&ugrave; t&agrave;n bạo d&atilde; man m&agrave; t&ugrave; nh&acirc;n phải sống cuộc sống &ldquo;kh&aacute;c lo&agrave;i người&nbsp;l&agrave;m sao ph&ugrave; hợp với việc thưởng nguyệt! L&agrave;m sao c&oacute; rượu v&agrave; hoa đế thưởng trăng? Kh&ocirc;ng thế cho rằng c&acirc;u thơ n&agrave;y mang &yacute; nghĩa ph&ecirc; ph&aacute;n (v&igrave; chắng c&oacute; nh&agrave; t&ugrave; n&agrave;o l&agrave; &ldquo;nh&acirc;n đạo&rdquo; đến nỗi mỗi kỳ trăng s&aacute;ng lại đem rượu v&agrave; hoa đến cho t&ugrave; nh&acirc;n ngắm trăng!). Chi c&oacute; thế hiểu rằng, trước cảnh đ&ecirc;m trăng qu&aacute; đẹp, Hồ Ch&iacute; Minh bỗng khao kh&aacute;t được thưởng trăng một c&aacute;ch trọn vẹn v&agrave; lấy l&agrave;m tiếc kh&ocirc;ng cỏ rượu v&agrave; bởi những g&aacute;ch nặng về vật chất, t&acirc;m hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn th&egrave;m được tận hưởng cảnh trăng đẹp.</p> <p style="text-align: justify;">C&acirc;u thứ hai, c&oacute; c&aacute;i xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đ&ecirc;m trăng qu&aacute; đẹp của B&aacute;c Hồ. C&acirc;u thơ cho thấy r&otilde; t&acirc;m hồn nghệ sĩ đ&iacute;ch thực của Người. M&agrave; trong t&ugrave; th&igrave; biết l&agrave;m thế n&agrave;o để c&oacute; cuộc ngắm trăng thực sự, v&agrave; v&igrave; vậy m&agrave; c&agrave;ng bứt rứt, bối rối.&nbsp;Người chiến sĩ c&aacute;ch mạng vĩ đại, l&atilde;o luyện ấy vẫn l&agrave; một con người y&ecirc;u thi&ecirc;n nhi&ecirc;n một c&aacute;ch say m&ecirc; v&agrave; hồn nhi&ecirc;n, đ&atilde; rung động m&atilde;nh liệt trước cảnh trăng đẹp, d&ugrave; đang l&agrave; th&acirc;n t&ugrave;.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 3. </strong>Trong hai c&acirc;u thơ cuối của b&agrave;i thơ chữ H&aacute;n, sự sắp xếp vị tr&iacute; c&aacute;c từ nh&acirc;n (v&agrave; thi gia), song, nguyệt (v&agrave; minh nguyệt) c&oacute; g&igrave; đ&aacute;ng ch&uacute; &yacute;? Sự sắp xếp như vậy v&agrave; việc đặt hai c&acirc;u dưới dạng đối nhau c&oacute; hiệu quả nghệ thuật như thế n&agrave;o?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;Hai c&acirc;u thơ cuối c&oacute; sự đăng đối về mặt &yacute; v&agrave; h&igrave;nh thức:</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;+ Chữ &ldquo;song&rdquo; (cửa sổ) ở giữa cặp từ nh&acirc;n/ nguyệt- minh nguyệt/ thi gia: người t&ugrave; vượt qua song sắt, qua sự k&igrave;m kẹp để hướng ra ngo&agrave;i ngắm trăng.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;+ Trăng cũng nh&ograve;m qua khe cửa ngắm nh&agrave; thơ: sự giao h&ograve;a giữa trăng với người, người v&agrave; trăng. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;+ Biện ph&aacute;p nh&acirc;n h&oacute;a: trăng trở th&agrave;nh người bạn tri &acirc;m tri kỷ từ rất l&acirc;u của người t&ugrave;.</p> <p style="text-align: justify;">⟶&nbsp;Cả người v&agrave; trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những r&agrave;o cản cửa sắt nh&agrave; t&ugrave;. Cuộc ngắm trăng n&agrave;y trở n&ecirc;n thi vị khi hai t&acirc;m hồn tri kỉ t&igrave;m đến với nhau: người- trăng.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 4. </strong>Qua b&agrave;i thơ, em thấy h&igrave;nh ảnh B&aacute;c Hồ hiện ra như thế n&agrave;o?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">B&agrave;i thơ vừa thể hiện t&igrave;nh cảm thi&ecirc;n nhi&ecirc;n đặc biệt s&acirc;u sắc, mạnh mẽ, một biếu hiện nổi bật của t&acirc;m hồn nghệ sĩ ở B&aacute;c Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đ&oacute;. V&igrave; vậy c&oacute; thế n&oacute;i, đằng sau nhừữg c&acirc;u thơ rất thơ đ&oacute; lại l&agrave; một tinh thần th&eacute;p, m&agrave; biểu hiện ở đ&acirc;y l&agrave; sự tự do nội tại, phong th&aacute;i ung dung, vượt hắn l&ecirc;n sự đ&egrave; nặng t&agrave;n bạo của t&ugrave; ngục. Qua b&agrave;i thơ, người đọc cảm thấy người t&ugrave; c&aacute;ch mạng ấy dường như kh&ocirc;ng ch&uacute;t bận t&acirc;m về những c&ugrave;m x&iacute;ch, đ&oacute;i r&eacute;t, muỗi rệp, ghẻ lở&hellip; của chế độ nh&agrave; t&ugrave; khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt th&ocirc; bạo của nh&agrave; t&ugrave;, đ&atilde; để t&acirc;m hồn bay bống t&igrave;m đến &ldquo;đối diện đ&agrave;m t&acirc;m&rdquo; với vầng trăng tri &acirc;m.</p> <p style="text-align: justify;">B&agrave;i thơ l&agrave; một chứng minh sinh động cho hai c&acirc;u thơ Hồ Ch&iacute; Minh viết ngo&agrave;i b&igrave;a tập Nhật k&iacute; trong t&ugrave;: &ldquo;Th&acirc;n thể ở trong lao &ndash; Tinh thần ngo&agrave;i lao&rdquo;.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><strong>C&acirc;u 5*. </strong>Nh&agrave; ph&ecirc; b&igrave;nh văn học Ho&agrave;i Thanh nhận x&eacute;t: &ldquo;Thơ B&aacute;c đầy trăng&rdquo;. H&atilde;y ch&eacute;p lại những b&agrave;i thơ B&aacute;c Hồ viết về trăng m&agrave; em biết (ch&uacute; &yacute; ghi r&otilde; thời điểm s&aacute;ng t&aacute;c mỗi b&agrave;i). Cuộc ngắm trăng trong b&agrave;i Vọng nguyệt v&agrave; h&igrave;nh ảnh trăng thể hiện trong c&aacute;c b&agrave;i thơ kh&aacute;c của B&aacute;c c&oacute; g&igrave; đ&aacute;ng ch&uacute; &yacute;?</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số b&agrave;i thơ B&aacute;c viết về trăng:</p> <p style="text-align: justify;">&ndash; B&agrave;i &ldquo;Trung thu&rdquo;:</p> <p style="text-align: justify;"><em>Gương trăng v&agrave;nh vạnh giữa m&ugrave;a thu,</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>S&aacute;ng khắp nh&acirc;n gian bạc một m&agrave;u,</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Sum họp nh&agrave; ai ăn Tết đ&oacute;</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Chẳng qu&ecirc;n trong ngục k&egrave; ăn sầu</em></p> <p align="center">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><em>Trung thu ta cũng Tết trong t&ugrave;,</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Trăng gi&oacute; đ&ecirc;m thu gợi vẻ sầu,</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Chẳng được tự do m&agrave; thưởng nguyệt.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>L&ograve;ng theo vời vợi mảnh trăng thu.</em></p> <p class="Bodytext170" style="text-align: center;">(được viết khi B&aacute;c bị bắt giam ở nh&agrave; t&ugrave; Tưởng Giới Thạch)&nbsp;</p> </div> <p style="text-align: justify;">&ndash; B&agrave;i &ldquo;Cảnh khuya&rdquo;</p> <p style="text-align: justify;"><em>Tiếng suối trong như tiếng h&aacute;t xa</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Trăng lồng cố thụ b&oacute;ng lồng hoa</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ:</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Chưa ngủ v&igrave; lo nỗi nước nh&agrave;</em></p> <p style="text-align: center;">&ndash; B&agrave;i &ldquo;Rằm th&aacute;ng gi&ecirc;ng&rdquo; (Nguy&ecirc;n ti&ecirc;u)</p> <p style="text-align: justify;" align="center"><em>Rằm xu&acirc;n lồng lộng trăng soi</em></p> <p style="text-align: justify;" align="center"><em>S&ocirc;ng xu&acirc;n nước lẫn m&agrave;u trời th&ecirc;m xu&acirc;n</em></p> <p style="text-align: justify;" align="center"><em>Giữa d&ograve;ng b&agrave;n bạc việc qu&acirc;n</em></p> <p style="text-align: justify;" align="center"><em>Khuya về b&aacute;t ng&aacute;t trăng ng&acirc;n đầy thuyền&rdquo;.</em></p> <p style="text-align: justify;">(1948)</p> <p style="text-align: justify;">&ndash; B&agrave;i &ldquo;Đối trăng<sup>&ndash;</sup>&rdquo; (Đối nguyệt):</p> <p style="text-align: justify;" align="center"><em>Ngo&agrave;i song, trống rọi c&acirc;y s&acirc;n,</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Anh trăng nh&iacute;ch b&oacute;ng c&acirc;y gần trước song.</em></p> <p style="text-align: justify;" align="center"><em>Việc qu&acirc;n, việc nước b&agrave;n xong,</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Gối khuya ngon giấc b&agrave;n song trăng nh&ograve;m.</em></p> <p style="text-align: center;">(được viết trong kh&aacute;ng chiến chống thực d&acirc;n Ph&aacute;p)</p> <p style="text-align: justify;">Điều đ&aacute;ng lưu &yacute; l&agrave; thơ B&aacute;c d&agrave;nh một vị tr&iacute; trang trọng cho trăng.&nbsp;Giữa trăng v&agrave; thi nh&acirc;n c&oacute; một mối giao h&ograve;a đồng điệu như tri &acirc;m tri kỉ. V&igrave; thế, viết về trăng, c&aacute;c b&agrave;i thơ của Hồ Ch&iacute; Minh bộc lộ một t&acirc;m hồn nhạy cảm với c&aacute;i đẹp, tinh tế trước cảnh sắc thi&ecirc;n nhi&ecirc;n. B&ecirc;n cạnh phẩm chất nghệ sĩ ấy l&agrave; cốt c&aacute;ch người chiến sĩ với phong th&aacute;i ung dung, lạc quan, lu&ocirc;n hướng về &aacute;nh s&aacute;ng.&nbsp;Mặt kh&aacute;c, c&aacute;c b&agrave;i thơ viết về trăng cho thấy một phong c&aacute;ch đặc sắc trong thơ trữ t&igrave;nh của Người, đ&oacute; l&agrave; sự h&ograve;a quyện giữa chất cổ điển v&agrave; tinh thần hiện đại.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài