Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ cuối bài thơ Vọng nguyệt – Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
<p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p class="Bodytext71" style="text-align: center;">Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân – nguyệt, hướng – tòng, khán minh nguyệt – khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người “hướng” đến trăng và trăng “tòng” theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ “tòng” rất “đắt”. “Tòng” là “theo” (giống chữ “tùng” trong “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng “tòng” theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để “khán” thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.</p>