Giới thiệu một di chỉ văn hoá lâu đời trên vùng quê của đất nước
<div class="Section1">
<p class="Bodytext70" style="text-align: justify;" align="center"><strong> Tượng đá và sự phế hưng trên vùng quê Kinh Bắc</strong>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">Trên những nẻo đường Phủ Lạng Thương, một lão du kích – thương binh đọc cho tôi nghe bài ca dao:
</p><p class="Bodytext170" style="text-align: justify;" align="left"> “Bắc Giang nổi tiếng anh hùng,
</p><p class="Bodytext170" style="text-align: justify;" align="left"> Đàn bà vác kiếm đi lùng giặc Tây.
</p><p class="Bodytext170" style="text-align: justify;" align="left"> Giặc kia, mày trốn lên mây,
</p><p class="Bodytext170" style="text-align: justify;" align="left"> Mày chui xuống đất… tao chặt ngay lấy đầu.
</p><p class="Bodytext170" style="text-align: justify;" align="left"> Sông Thương, sông Đuống, sồng Cầu,
</p><p class="Bodytext170" style="text-align: justify;" align="left"> Lục Nam… máu giặc đỏ ngầu suối sông! ”
</p><p style="text-align: justify;">Tôi mỉm cười rồi nói với bác:
</p><p style="text-align: justify;">– Trước kia, tôi cứ ngỡ mấy ông du kích trong Hà Tĩnh, Quảng Bình là ghê gớm, ai ngờ đàn bà, con gái Bắc Giang ngoài này còn ghê gớm hơn!
</p><p style="text-align: justify;">Tỏi chợt nghĩ đến hình ảnh mấy cô gái, cô Tơ, cô Lụa, cô Hạnh, cô Đào,… mà người bạn thân đang học ở trường THPT Ngô Sĩ Liên định “giới thiệu” cho tôi mà tôi cứ chần chừ, đắn đo mãi! Những cô gái mắt sắc như dao cau ấy có thể “cầm roi dạy chồng” được lắm chứ. Tôi thẫn thờ cả người!…
</p></div>
<p style="text-align: justify;">Người Bắc Giang có bao phẩm chất đáng quý. Cảnh Bắc Giang với hình ảnh con sông Thương, sông Lục Nam, những đồi vải thiều đỏ rực ở vùng Việt Yên, Lục Ngạn,… đã từng để lại trong tâm hồn tôi nhiều ấn tượng đẹp, sâu sắc.</p>
<div class="Section2" style="text-align: justify;">
<p style="text-align: justify;">Tôi đã từng ngắm nghía những pho tượng đá trong lăng tám các vị vua chúa nhà Nguyễn ở Huế – nơi quê má của tôi, mà suy nghĩ về lẽ phế hưng, mất còn ở đời. Lâu nay đến Bắc Giang, khi đứng trước những tượng đá, những lãng mộ đá mà lòng cứ ngổn ngang bần thần.
</p><p style="text-align: justify;">Sau mấy trăm năm vật đổi sao dời, Bắc Giang hiện còn hơn 300 lăng mộ hoặc di tích đá cổ vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, đó là những dấu ấn về một thời đại tao loạn, một thời vàng son đã qua trên vùng Kinh Bắc này. Có đến thăm quần thể lăng mộ Dinh Hương và lăng tấm họ Ngọ mới thấy rõ tầm vóc và sự nguyên vẹn của các di tích lịch sử văn hoá trong dòng, chảy thời gian cuộc đời bể dâu.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p style="text-align: justify;">1. Quần thể lăng mộ Dinh Hương thuộc xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang đã tồn tại hơn 300 năm nay. Những tượng đá, voi đá, những võ quan, cận vệ… phủ mờ trong lau lách hoang vắng. Theo văn bia khắc trên tấm đá xanh đồ sộ dựng bên ngoài thì khu mộ đá Dinh Hương dựng vào năm 1723 thời Lê Trung Hưng. Lãng là nơi yên nghỉ cuối cùng của vị đại quan La Quý Công. Từ thị trấn Thắng, thủ phủ Hiệp Hoà tới lăng chỉ khoảng 3km.
</p><p style="text-align: justify;">Theo trục đường thần đạo dẫn từ cổng lăng vào trong, có hai hàng võ quan mặc triều phục, kiếm dắt đai, uy nghiêm đứng chầu. Ngựa đá to lớn đường bộ có lính cận vệ một tay nắm đốc kiếm, một tay nắm chặt đai cương đứng chầu. Voi đá hùng dũng, vòi uốn cong, ngà nhọn hoắt chĩa lên cao, hướng về phía trước. Khu mộ táng ở phía trong với 7 bậc đá ong cổ. Tất cả lăng mộ, ngựa đá, voi đá, võ quan, lính cận vệ, nghê đá… đều được chạm khắc tinh vi. Ta tưởng như nghe tiếng ngựa hí, voi gầm sắp rũ bờm, cất vó. Không biết quyền uy của vị quận công họ La xưa hiển hách tới mức nào, mà ngày nay sau hơn 300 năm, thần thái uy nghiêm của các pho tượng đá vẫn còn đủ sức làm lay động lòng người đến vậy? Giữa mênh mông bao la hoang vắng, ta chỉ nghe xào xạc cỏ lau trong nắng chiều vàng vọt, vẫn cảm thấy mơ hồ những pho tượng đá nơi khu mộ cổ Dinh Hương như có linh hồn đang phảng phất cõi nhân gian.
</p><p style="text-align: justify;">2. Quần thể lăng mộ họ Ngọ thuộc xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hoà được bảo tồn và lưu giữ gần như nguyên vẹn. Lăng mộ vị tướng họ Ngọ cũng được xây dựng thời Hậu Lê, hiện nằm trong khuôn viên của gia đình ông Ngọ Văn Tuyên, hậu duệ đời thứ 15 của ngài. Tường đá ong đồ sộ cao 2-3 mét vẫn đứng vững giữa nắng mưa và loạn lạc. Ba chữ đại tự “Linh Quang Từ” khắc trên cổng lăng toả ánh hào quang. Ngoài cổng chạm nổi hai võ sĩ oai phong lẫm liệt, rìa cổng có hai tượng chó đá rất to, nghển cao đầu, với cặp mắt ánh lên như sao. Dọc đường thần đạo phía trong là hàng tượng đá đối xứng rất đồ sộ: voi, ngựa, võ quan, lính cận vệ,…nghê đá. Tất cả đều mang thần khí uy nghiêm, kính cẩn hướng vẽ phía lăng mộ Ngọ tướng công.
</p><p style="text-align: justify;">Nếu khu lăng mộ Dinh Hương hoang vắng, tiêu sơ,… thì lăng mộ Ngọ tướng công được các thế hệ con cháu chàm sóc, trân trọng giữ gìn. Có nhiều cây xanh bóng mát. Có hoa thơm nở thắm bốn mùa. Có hương khói ngày đêm.
</p></div>
<p style="text-align: justify;">Đến thăm lăng mộ đá trên vùng Bắc Giang, ta chợt nhớ lại vần thơ trong “Cung oán ngâm khúc” nói về kiếp nhân sinh dâu bể:
</p><p class="Bodytext170" style="text-align: justify;" align="left"> “Trăm năm còn có gì đâu,
</p><p class="Bodytext170" style="text-align: justify;" align="left"> Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh “
</p><p style="text-align: justify;">Mất, còn là lẽ tự nhiên ở đời. Cái gì mất thì mất đi. Cái gì còn thì còn mãi. Lăng, mộ đá trên vùng quê Kinh Bắc nói với ta điểu gì về sự mất, còn trong cõi đời? Càng nghĩ càng thấm thía.
</p>