Cách làm bài văn thuyết minh
<div class="Section1">
<p class="Bodytext40" style="text-align: justify;"><u><em><strong>Cách làm bài văn thuyết minh</strong></em></u>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p class="Bodytext30" style="text-align: justify;"><strong>Cho đề văn sau: “Thuyết minh về chiếc xe đạp</strong> “
</p></div>
<div class="Section2" style="text-align: justify;">
<p class="Bodytext40"><u><em>a. Tìm hiểu đề và tìm ý</em></u>
</p><p style="text-align: justify;">Tìm hiểu đề, có thể nói đây là thao tác mà đa phần học sinh hay bỏ qua vì tâm lí sợ mất nhiều thời gian và làm không kịp bài. Người học cần hiểu một điều, việc phân tích đề bài giúp cho chúng ta xác định đúng thể loại làm bài, làm đúng trọng tâm, không xa rời đề bài (dẫn dẫn đến lạc đề). Nó là bàn đạp giúp cho việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều nếu không phân tích đề bài một cách kĩ lường.
</p><p style="text-align: justify;"> Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số điều sau đây:
</p><p style="text-align: justify;"> + Thể loại làm bài ở đây là gì?
</p><p style="text-align: justify;"> + Đối tượng cần thuyết minh là gì?
</p><p style="text-align: justify;"> + Khi thuyết minh ta cần hướng đến là cái gì?
</p><p style="text-align: justify;">– Đối với thể loại làm bài, ta hãy xem trong đề bài có cụm từ “thuyết minh” hay “giới thiệu”.
</p><p style="text-align: justify;">– Đổi với đổi tượng cần thuyết minh, thường đối tượng là những vật dụng quen thuộc; con vật, loài cây gần gũi, một phương pháp (cách làm); một tác giả, tác phẩm,<span>…</span>
</p><p style="text-align: justify;">– Khi thuyết minh, ta cần chú ý đến các đặc điếm, tính chất của đối tượng thuyết minh để từ đó mà lập dàn bài cho phù hợp.
</p><p class="Bodytext20">Dựa trên đề bài đã cho ở trên, ta xác định:
</p><p class="Bodytext30">a) Thể loại làm bài: văn thuyết minh (có yêu cầu đề: Thuyết minh).
</p><p style="text-align: justify;">b) Đối tượng cần phải thuyết minh: ‘”Chiếc xe đạp” – một phương tiện đi lại thông dụng của con người.
</p><p style="text-align: justify;">c) Những điều cần lưu ý: đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cách sử dụng, bảo quản,…
</p><ul>
<li>Tìm ý: đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">– Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:
</p><p style="text-align: justify;"> + Đọc thật kĩ lưỡng đề bài từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng để nắm bắt nội dung chính.
</p><p style="text-align: justify;"> + Gạch chân những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ trọng tâm trong đề bài.
</p><p style="text-align: justify;"> + Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa gạch chân.
</p><p style="text-align: justify;"> + Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?).
</p><p style="text-align: justify;">Áp dụng vào đề bài trên, ta có:
</p><p style="text-align: justify;">– Đọc kĩ đề bài.
</p><p style="text-align: justify;">– Gạch chân từ ngữ, hình ảnh trọng tâm trong đề bài:
</p><p class="Bodytext30">Thuyết minh về chiếc xe đạp.
</p><p style="text-align: justify;">– Đặt câu hỏi:
</p><p style="text-align: justify;"> + Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?
</p><p style="text-align: justify;"> + Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào?
</p><p style="text-align: justify;"> + Để tạo nên một chiếc xe đạp thi bao gồm những bộ phận nào?
</p><p style="text-align: justify;"> + Cách sử dụng nó ra sao?
</p><p style="text-align: justify;"> + Cách bảo quản nó ra sao?
</p><p class="Bodytext30"> + Em có suy nghĩ gì về nó?
</p></div>
<p style="text-align: justify;"><u><em>b. Lập dàn bài</em></u>
</p><div class="Section3" style="text-align: justify;">
<p style="text-align: justify;">Đây cũng là bước làm bài mà học sinh hay bỏ qua vì theo suy nghĩ của người học là “phí phạm thời gian”. Khi lập dàn bài, tuỳ theo phong cách học tập của mỗi người mà có cách lập dàn bài khác nhau cho phù hợp. Có người thì lập dàn bài theo kiểu truyền thống (gạch đầu dòng), có người thì lập dàn bài theo dạng sơ đồ tư duy (một phát minh tuyệt vời của Tony Buzan). Dù cho người học có cách lập dàn bài kiểu gì thì dàn bài đó cũng phải có đầy đủ bố cục 3 phần:
</p><p style="text-align: center;"><span style="text-decoration: underline;"><strong>Hướng dẫn</strong></span>
</p><p><b>Mở bài</b>, <b>Thân bài</b>, <b>Kết bài</b>. Ở đây, chúng tôi nêu lại phương pháp truyền thống để người học tiện tham khảo.
</p><p class="Bodytext20"><strong><u>LẬP DÀN BÀI</u></strong>
</p><p class="Bodytext20"><strong><u></u></strong><em> I. MỞ BÀI</em>
</p><p style="text-align: justify;">– Dẫn dắt vào đối tượng cần thuyết minh: là một trong những phương tiện đi lại của con người.
</p><p style="text-align: justify;">– Nêu ra đối tượng cần thuyết minh
</p><p style="text-align: justify;"><em> II.THÂN BÀI</em>
</p><ol>
<li><u>Cấu tạo của chiếc xe đạp</u></li>
</ol>
<p style="text-align: justify;">– Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở.
</p><p class="Bodytext30">– Hệ thống truyền động gồm:
</p><p align="left"> + khung xe
</p><p align="left"> + bàn đạp + trục giữa + ổ bi giữa + dây xích + đĩa + ổ líp + hai trục + ổ bi
</p><p align="left"> + hai bánh trước, sau
</p><p class="Bodytext30">– Hệ thống điều khiển gồm:
</p><p align="left"> + ghi đông có hai tay cầm xoay được
</p><p align="left"> + hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm
</p><p align="left"> + hai tay cầm
</p><p align="left"> + bộ phanh
</p><p class="Bodytext30">– Hệ thống chuyên chở gồm:
</p><p align="left"> + yên xe
</p><p align="left"> + dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng
</p><p align="left"> 2<u>.Đặc điểm của xe đạp và cách sử dụng</u>
</p><p style="text-align: justify;">– Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700 mm, gấp 10 lần đường kính ố líp, khi ổ líp quay mội vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
</p></div>
<div class="Section4" style="text-align: justify;">
<p align="left">– Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.
</p><p class="Bodytext30" align="left">3.<u> Ích lợi của xe đạp</u>
</p><p align="left">– Là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn.
</p><p align="left">– Không gây ô nhiễm
</p><p align="left">– Là một cách vận động cơ thể rất tốt.
</p><p style="text-align: justify;">III<em>. KẾT BÀI</em>
</p><p align="left">– Là một người bạn thân thiết của con người.
</p><p align="left">– Dù trong tương lai, nhiều phương tiện giao thông có phát triển đi chăng nữa thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu.
</p><p class="Bodytext40" align="left"><u><em>c. Viết bài</em></u>
</p><p style="text-align: justify;">Đây là thao tác quan trọng – tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Dựa trên dàn bài đã lập, người học cần phân bổ thời gian sao cho phù hợp với các phần. Lưu ý người học một số vấn đề sau:
</p><p style="text-align: justify;">– về mặt hình thức: Bài viết phải có đầv đủ 3 phần:
</p><p style="text-align: center;"><span style="text-decoration: underline;"><strong>Hướng dẫn</strong></span>
</p><p><b>Mở bài</b>, <b>Thân bài</b>, <b>Kết bài</b>. Không mắc các lỗi thông thường: chính tả, cách dùng từ, câu cú, ngữ pháp, phân đoạn… ý phải rõ ràng, văn viết mạch lạc, trôi chảy.
</p><p style="text-align: justify;">– về mặt nội dung: Viết đúng nội dung đề bài, đi đúng trọng tâm nội dung đề bài.
</p><p class="Bodytext40"><u><em>d. Đọc lại và sửa chữa</em></u>
</p><p style="text-align: justify;">Đây là thao tác cuối cùng của việc thực hiện một bài văn hoàn chỉnh. Thao tác này giúp ta xem xét được tổng thể bài làm: có cân đổi, đầy đủ ý, hay bị sai sót gì về các lỗi thông thường hay không, từ đó mà ta chỉnh sửa lại cho phù hợp. Cuối cùng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho những bài viết sau.
</p><p style="text-align: justify;"> Đối với văn bản thuyết minh của lớp 8 tập trung chủ yếu vào bốn loại chính sau đây:
</p><p style="text-align: justify;">– Thuyết minh về một đồ dùng, vật dụng, con vật, loài cây.
</p><p style="text-align: justify;">– Thuyết minh về một thể loại văn học.
</p><p style="text-align: justify;">– Thuyết minh về một phương pháp (cách làm ).
</p><p style="text-align: justify;">– Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
</p><p style="text-align: justify;">Ở mỗi loại đều có những đặc trưng riêng về cách thức làm bài, người học cần làm được những vấn đề chính cụ thể sau đây:
</p><p class="Bodytext20"> <em><u><strong>a. Thuyết minh về một thứ đồ dùng, con vật, loài cây.</strong></u></em>
</p><p style="text-align: justify;">Dạng đề này yêu cầu người học thuyết minh một đồ dùng, vật dụng thường là gần gũi với ta. Khi thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, người học phải làm sao cho người đọc hiểu được cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản,… Trong các phương pháp thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, em có thể vận dụng phương pháp cho đồ dùng đó tự kể về bản thân mình hoặc sử dụng đối thoại, miêu tả nhằm tạo lên sự hấp dẫn cho bài thuyết minh.
</p><ul>
<li>Những đề văn minh họa:</li>
</ul>
<p class="Bodytext30" align="left">VD1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 2: Thuyết minh về kính đeo mắt.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 3: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p class="Bodytext30" align="left">VD 4: Giới thiệu đôi dép lổp trong khảng chiến.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 5: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 6: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 7: Thuyết minh vẻ chiếc xe đạp.
</p><p class="Bodytext30" align="left"> VD 8: Thuyết minh về đồngphục học sinh.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD9: Giới thiệu một đồ dùng trong hộc tập hoặc trong sinh hoạt.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 10: Thuyết minh về quyến <a data-autolink-id="1" target="_self" href="https://baitapsachgiaokhoa.com">sách giáo khoa</a> Ngữ văn 8,tập một.
</p><p class="Bodytext20">DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO
</p><p class="Bodytext20">I. Mớ bài
</p><p align="left">– Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh (khi giới thiệu, chú ý giới thiệu khái quát vè tên gọi, vai trò, ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày như thế nào…)
</p><p style="text-align: justify;">II. <b>Thân bài</b>
</p><p align="left">– Đưa ra giải thích khái niệm về tên gọi cùa đồ dùng đó.
</p><p align="left">– Trình bày các tri thức liên quan đến đối tượng:
</p><p align="left"> + Nguồn gốc, xuất xứ.
</p><p align="left"> + Cẩu tạo, các loại của đồ dùng.</p>
<p align="left"> + Sự thay đồi về các đặc điếm, tính chất của đồ dùng theo thời gian
</p><p align="left"> + Công dụng, lợi ích của nó trong cuộc sống hàng ngày.
</p><p align="left"> + Cách thức sử dụng.
</p><p align="left"> + Bảo quản.
</p><p align="left">Lưu ý: Những tri thức trên em có thể kết hợp một cách khéo léo theo trình tự (có sự lựa chọn, hoặc kết hợp các trình tự):
</p><p align="left"> + Trình tự không gian (Trong – Ngoài, Xa – Gần, Trên – Dưới….)
</p><p align="left"> + Trình tự thời gian (Trước – Sau. Sớm – Muộn,…)
</p><p class="Heading730">III. <b>Kết bài</b>
</p><p align="left">– Nêu lên giá trị, ý nghĩa của đồ dùng.
</p><p align="left">– Sự phát triển của đồ dùng đó trong tương lai.
</p><p align="left"> <u><em><strong>b. Thuyết minh về một thể loại văn học</strong></em></u>
</p></div>
<div class="Section5" style="text-align: justify;">
<p style="text-align: justify;">Dạng đề này chọn hình thức quan sát một thể thơ hoặc một thể loại văn học, hoặc một tác giả, tác phẩm làm đối tượng quan sát để thuyết minh. Tuy vậy, để làm được một bài thuyết minh về một thể loại văn học, người học cần có vốn tri thức vê bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp,… Những khái niệm này người học sẽ được giáo viên cung cấp, hoặc người học có thế chủ động tìm hiểu trên các sách tham kháo, mạng in-tơ-nét,.<sub>..</sub>để tích luỹ vốn tri thức về các thế loại văn học cho mình. Từ đó. người học sẽ có cơ sở vừng chắc để làm tốt bài văn thuyết minh. Trong quá trình quan sát thể loại văn học, người học cần phải có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể (thường là lấy chính bản thân tác phẩm) để làm sáng tó các đặc điểm ấy.
</p><ul>
<li>Những đề văn minh họa:</li>
</ul>
<p class="Bodytext30">VD1: Thuyết minh về một tập truyện.
</p><p class="Bodytext30">VD 2: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở những truyện đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
</p><p class="Bodytext20">DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO THỂ LOẠI VĂN HỌC
</p><p class="Bodytext40">I.
</p><p style="text-align: center;"><span style="text-decoration: underline;"><strong>Hướng dẫn</strong></span>
</p><p><b>Mở bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Giới thiệu khái quát về thể loại được thuyết minh.
</p><p style="text-align: justify;">II.<b>Thân bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Đưa ra giải thích, khái niệm về tên gọi của thể loại đó.
</p><p style="text-align: justify;">– Phạm vi thể loại này thường hay xuất hiện.
</p><p style="text-align: justify;">– Hình thức chủ yếu của thể loại đó bao gồm những đặc điểm nào: bằng, trắc, niêm, vần, ngắt nhịp…
</p><p class="Bodytext40">III. <b>Kết bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Việc sử dụng thể loại văn học này có ý nghĩa gì trong việc thế hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
</p><p class="Bodytext20" align="left">DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
</p><p class="Bodytext40">I.
</p><p style="text-align: center;"><span style="text-decoration: underline;"><strong>Hướng dẫn</strong></span>
</p><p><b>Mở bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phấm (tên gọi, nội dung khái quát).
</p><p class="Heading620">II. <b>Thân bài</b>
</p><ul>
<li>TÁC GIẢ</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">– Tên gọi, năm sinh, năm mất, quê quán, xuất thân.
</p><p style="text-align: justify;">– Ọuá trình sáng tác văn học.
</p><p style="text-align: justify;">– Tác phẩm tiêu biểu.
</p><p style="text-align: justify;">– Những đóng góp cho nền văn học.
</p><ul>
<li>TẢC PHẮM</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">– Sự ra đời của tác phẩm trong hoàn cảnh nào.
</p><p style="text-align: justify;">– Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
</p></div>
<div class="Section6" style="text-align: justify;">
<p style="text-align: justify;">III. <b>Kết bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Nêu suy nghĩ của em về tác giả, tác phẩm.
</p><p style="text-align: justify;">– Khẳng định lại giá trị. ý nghĩa của tác giả, tác phẩm trong nền văn học, nghệ thuật.
</p><p class="Bodytext20"><u><em><strong>c<span>.</span> Thuyết minh về một phưong pháp (cách làm)</strong></em></u>
</p><p style="text-align: justify;">Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Đó có thể là một món ăn, một món đồ chơi…Khi người học giới thiệu, bản thân phải nắm chắc phương pháp (cách làm) đó và có thể người học đã có kinh nghiệm thực hiện qua. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ ràng, dề hiểu, khoa học về điều kiện, cách thức, trình tự,..làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sàn phẩm đó<sub>.</sub>
</p><p style="text-align: justify;">Những đề văn minh hoạ:
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD Giới thiệu bánh tôm Hồ Tủy.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 2: Giới thiệu món chà cá Là Vọng.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 3: Thuyết minh về cách làm đèn ông sao.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 4: Thuyết minh về món trứng đúc thịt.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 5: Thuyết minh về cách làm món cơm rang thập cẩm.
</p><p class="Bodytext30" align="left">VD 6: Thuyết minh về cách làm món bún riêu.
</p><p class="Bodytext20" align="left">DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO MÓN ĂN
</p><p class="Bodytext40">I. Mớ bài
</p><p align="left">Giới thiệu khái quát về món ăn gắn liền với tên một vùng miền nối tiếng.
</p><p class="Bodytext40">II. Thăn bài
</p><p style="text-align: justify;">– Nguyên liệu chuẩn bị.
</p><p style="text-align: justify;">– Các bước tiến hành chế biến:
</p><p align="left">+ Sơ chế nguyên vật liệu.
</p><p align="left">+ Làm chín thức ăn.
</p><p align="left">+ Bày trí món ăn.
</p><p align="left">+ Yêu cầu thành phẩm.
</p><p align="left">+ Cách thưởng thức món ăn.
</p><p style="text-align: justify;">III. <b>Kết bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Ý nghĩa văn hóa trong món ăn.
</p><p style="text-align: justify;">– Bày tỏ tình cảm của em về món ăn.
</p><p class="Bodytext20" align="left">DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO MÓN ĐÒ CHOI
</p><p class="Bodytext40">I.
</p><p style="text-align: center;"><span style="text-decoration: underline;"><strong>Hướng dẫn</strong></span>
</p><p><b>Mở bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Giới thiệu khái quát về món đồ chơi.
</p><p style="text-align: justify;">II. <b>Thân bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Nguyên liệu chuẩn bị (vật liệu, dụng cụ thực hiện sản phẩm,.<span>,,</span>)
</p><p style="text-align: justify;">– Các bước thực hiện sản phẩm.
</p><p style="text-align: justify;">– Yêu cầu thành phẩm.
</p><p style="text-align: justify;">– Cách sử dụng sản phẩm.
</p></div>
<p style="text-align: justify;"> III. <b>Kết bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Ý nghĩa của sản phẩm.
</p><p style="text-align: justify;">– Bày tỏ tình cảm của em về sán phẩm.
</p><p style="text-align: justify;"><u><em><strong>d. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh</strong></em></u>
</p><p style="text-align: justify;">Thuyết minh về một danh lam thắng cánh là giới thiệu cho người đọc những hiểu biết về danh lam thẳng cảnh đỏ. Trong bài thuyết minh, người học cẩn giới thiệu được vị trí, nét độc đáo xoay quanh danh thắng đó. Khi giới thiệu, bản thân người học phải có vốn kiến thức về danh thắng, kiến thức có được có thể do tham khảo sách vở, ti vi, hoặc đã từng trực tiếp đến tham quan. Nếu đó là di tích lịch sử. thì thường là nó sẽ gắn liền với kết cấu di tích, thời gian, sự kiện lịch sử, nhân vật, ýnghĩa của di tích đối với đất nước, địa phương…. Còn nếu đó là cảnh vật thì cần chú ý thuyết minh về nét đẹp độc đáo. nối bật của nó. Để có được một bài thuyết minh về danh lam thẳng cảnh hay. thì lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cư sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp, lời văn cần chính xác và biểu cảm.
</p><p style="text-align: justify;">Những đề văn minh họa
</p><p class="Bodytext30" style="text-align: justify;" align="left">VD 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
</p><p class="Bodytext30" style="text-align: justify;" align="left"> VD 2: Giới thiệu danh thắng Hương Sơn
</p><p class="Bodytext30" style="text-align: justify;" align="left">VD 3: Giới thiệu Hồ Tây.
</p><p class="Bodytext30" style="text-align: justify;" align="left">VD 4: Thuyết minh về chùa Một Cột
</p><p style="text-align: justify;" align="left">DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO
</p><p class="Bodytext40" style="text-align: justify;">I. Mớ bài
</p><p style="text-align: justify;">– Giới thiệu khái quát về tên gọi. vị trí địa lí, gắn liền với vùng miền nổi tiếng.
</p><p class="Bodytext40" style="text-align: justify;">II. <b>Thân bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Nguồn gốc, lịch sử, nhân vật lịch sử nào gắn liền.
</p><p style="text-align: justify;">– Kết cấu, hình dạng của danh thắng.
</p><p style="text-align: justify;">– Miêu tả vẻ đẹp của danh thắng.
</p><p style="text-align: justify;">– Ý nghĩa của danh thắng trong lòng mỗi con người khi tham quan..
</p><p style="text-align: justify;">III. <b>Kết bài</b>
</p><p style="text-align: justify;">– Ý nghĩa văn hóa, tư tưởng của danh thang đối với đất nước, địa phương.
</p><p style="text-align: justify;">Bày tỏ suy nghĩ cùa em về danh lam thẳng, cảnh đó.
</p>