Các bước làm bài văn thuyết minh
<div class="Section1">
<p class="Bodytext40"><em><strong>II. Các bước làm bài</strong></em>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</p>
<p class="Bodytext40" style="text-align: justify;"><em><strong></strong></em><strong>a. Tìm hiểu đề và tìm ý</strong>
</p><p style="text-align: justify;">Chúng ta cần phải thực hiện thao tác đầu tiên đó là phân tích đề trước khi bước vào thực hiện một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. Vậy ta cần làm những điều gì ờ thao tác phân tích đề này?
</p><p class="Bodytext20" style="text-align: justify;">Lưu ý:
</p><p style="text-align: justify;">– Đọc kĩ đề bài từ chữ đâu tiên cho đến chữ cuối cùng.
</p><p style="text-align: justify;">– Gạch chân những từ ngữ thể hiện đây là dạng đề văn thuyết minh như những từ thể hiện mệnh lệnh, nội dung cần thuyết minh.
</p><p style="text-align: justify;">– Sau khi thực hiện xong thao lác gạch chân những từ ngữ then chốt, trong trí óc ta dần hiện lên vô vàn những ý tưởng, cách diễn đạt..<sub>.</sub> Vậy ngay lúc ấy người học nên lập tức ghi ngay những điều đó ra ngoài giấy nháp bằng cách ghi thành dạng gạch đầu dòng hoặc theo sơ đồ tư duy, sau đó sắp xếp các ý đó theo trình tự ưu tiên tính quan trọng của các ý.
</p><p class="Bodytext30" style="text-align: justify;" align="left"><strong>b. Lập dàn bài</strong>
</p><p style="text-align: justify;">Có thể nói, ở bước làm bài này cực kì quan trọng bởi nếu ta thực hiện tốt, tỉ mi thao tác này đồng nghĩa với việc chúng ta đã đi được 60% bài viết của mình. Vậy lập dàn bài như thế nào đế đạt hiệu quả cao, đó là một vấn đề rất nan giải của học sinh Việt Nam hiện nay!</p>
<!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ -->
</div>
<p style="text-align: justify;">Với tâm lí lo sợ về vấn đề thời gian hạn hẹp, người học thường hay có thói quen bỏ qua thao tác lập dàn bài. Kì thực, việc lập dàn bài giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc định hướng một cách đúng đắn cho bài làm của minh đi theo một trình tự hợp lí, lô-gic, chặt chẽ. Người học có thể thực hiện lập dàn bài theo gợi ý sau đây: Gạch đầu dòng cho từng ý một, sử dụng các mũi tên để liên kết các ý lại với nhau. Đây là cách ghi dàn ý theo kiểu truyền thống, quen thuộc.
</p><p style="text-align: justify;"><strong> c. Viết bài</strong>
</p><p style="text-align: justify;">Đây là bước triển khai, cụ thể cho dàn bài đã lập ở trên. Trong khi viết bài, người học cần đặc biệt chú ý về cách diễn đạt, hành văn sao cho trôi chảy, mạch lạc và giừa các ý cần phải có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm làm rõ được đổi tượng thuyết minh. Bên cạnh đó, bài văn phải có sự kết hợp khéo léo giữa các đặc điểm, tính chất của đối tượng được thuyết minh, đồng thời người viết phải có khả năng xâu chuỗi những câu chuyện và phần miêu tả theo một trình tự hợp lí, rõ ý.
</p><p style="text-align: justify;">Viết bài tới đâu người học cần đọc lại ngay phần vừa viết đế tránh mất đi sự liên kết giữa các đoạn văn, câu văn với nhau. Mặt khác, thao tác này còn giúp ta tránh được tình trạng bài làm bôi xóa quá nhiều sau khi bổ sung, làm cho bài làm làm mất đi tính thẩm mĩ, tạo một ấn tượng không tốt cho người chấm bài.
</p><p class="Bodytext40" style="text-align: justify;"><strong>d. Đọc lại và sửa chữa</strong>
</p><p style="text-align: justify;">Thao tác cuối cùng của một trình tự viết bài văn hoàn chỉnh là đọc lại và sửa chữa. Đây là thao tác cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện cho bài làm được chỉn chu nhất. Thế nhưng, đây cũng là bước mà người học thường xuyên bỏ qua vì cho rằng “rất mất thời gian”, và sau khi làm bài xong người học lập tức nộp bài mà không biết rằng trong bài viết vừa nộp ấy có vô số lỗi cần phải chỉnh sửa như: lỗi chính tả (đây là lồi đa phần), sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, cách hành văn, diễn đạt còn lủng củng,…
</p>