<p>Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm?</p>
<p>a. Qủa tôi <strong>nom</strong> thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!</p>
<p style="text-align: left;" align="right">(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)</p>
<p>b. Khoai sắn tình quê rất <strong>thiệt thà</strong>!</p>
<p style="text-align: left;" align="right">(Tố Hữu, Nhớ đồng)</p>
<p>c. Thò tay mà bứt cọng ngò</p>
<p>thương em đứt ruột <strong>giả đò</strong> ngó lơ</p>
<p style="text-align: left;" align="center">(Ca dao)</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng kiến thức về từ địa phương</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>a. <strong>nom</strong>: Có nghĩa nhìn thấy, trông thấy thường sử dụng ở miền bắc cụ thể là vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta.</p>
<p>Tác dụng: Diễn tả hành động, mang màu sắc địa phương, làm cho vốn từ phong phú</p>
<p>b. <strong>thiệt thà</strong>: Có nghĩa là thật thà, thường được sử dụng ở khu vực miền trung nước ta</p>
<p>Tác dụng: Mang màu sắc vùng miền, tạo sắc thái dí dỏm.</p>
<p>c. <strong>giả đò: </strong>Có nghĩa là giả vờ. Từ này được sử dụng ở khu vực phía Nam của nước ta</p>
<p>Tác dụng: Khi sử dụng từ địa phương các nhân vật dễ dàng giao tiếp và bộc lộ sắc thái cảm xúc.</p>