Câu 11- Câu 15
<div id="sub-question-11" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 11 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8, tập một có gì mới so với sách Ngữ văn 7?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>So sánh phần viết ở lớp 7 với lớp 8.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Trong sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:</p>
<p>+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.</p>
<p>+ Biểu cảm: Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. Biểu cảm về con người hoặc sự việc.</p>
<p>+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)</p>
<p>+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.</p>
<p>+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.</p>
<p>- Sách Ngữ văn 8 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:</p>
<table border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="80">
<p align="center"><strong>Kiểu văn bản</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="544">
<p align="center"><strong>Nội dung cụ thể</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="80">
<p>Tự sự</p>
</td>
<td valign="top" width="544">
<p> Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="80">
<p>Biểu cảm</p>
</td>
<td valign="top" width="544">
<p>Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="80">
<p>Nghị luận</p>
</td>
<td valign="top" width="544">
<p> Viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học).</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="80">
<p>Thuyết minh</p>
</td>
<td valign="top" width="544">
<p> Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="80">
<p>Nhật dụng</p>
</td>
<td valign="top" width="544">
<p> Kiến nghị về một vấn đề đời sống.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<div id="sub-question-12" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 12 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần nói và nghe của mỗi bài học.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Xem lại phần nói và nghe trong SGK</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một:</p>
<p>Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống</p>
<p>Thảo luận về một vấn đề trong đời sống</p>
<p>Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên</p>
<p>Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống</p>
<p>Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội</p>
<p>Trọng tâm của bài là rèn luyện kĩ năng nghe hiểu, tóm tắt, viết và kỹ năng nói trước đám đông.</p>
</div>
<div id="sub-question-13" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 13 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học như thế nào? Phân tích một số ví dụ ở các bài học trong sách Ngữ văn 8, tập một để làm sáng tỏ điều ấy.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Xem lại các bài đọc hiểu và phần viết của mỗi bài</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có liên quan mật thiết với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học.</p>
<p>Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu và viết trong mỗi bài học. </p>
<p>*Ví dụ ở bài 5 nội dung phần rèn luyện kỹ năng nghe và nói là "Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống" thì các văn bản đọc hiểu là nghị luận về một vấn đề xã hội, bài viết cũng là nghị luận về một vấn đề của đời sống.</p>
</div>
<div id="sub-question-14" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 14 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Nếu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu, viết, nói và nghe?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Xem lại phần tiếng Việt trong các bài</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là: Từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Trong đó có các nội dung chính như:</p>
<p>- Bài 1 với các bài luyện tập trợ từ và thán từ</p>
<p>- Bài 2 với các bài tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sắc thái nghĩa của từ.</p>
<p>- Bài 3 với các cách trình bày đoạn văn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.</p>
<p>- Bài 4 với các bài về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn</p>
<p>- Bài 5 với các bài tập về từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.</p>
<p>Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.</p>
</div>
<div id="sub-question-15" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 15 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Nêu một số biện pháp tu từ có trong các văn bản thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp mà em thích.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Tìm và phân tích tác dụng một số biện pháp tu từ trong cá văn bản thơ bài 2</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>*Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”</p>
<p><em>Khổ 2:</em></p>
<p>- Đá - ngồi, trông nhau.</p>
<p>- Non Thần - trẻ lại.</p>
<p>=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.</p>
<p><em>Khổ 4:</em></p>
<p>Mùa xuân - lạc đường.</p>
<p>=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.</p>
<p>*Văn bản “Nắng mới”:</p>
<p>- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).</p>
<p>=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa</p>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài