Hướng dẫn giải Hoạt động (Trang 110 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><em><strong>Thực hiện các thí nghiệm sau để tìm hiểu về sự truyền chuyển động trong tương tác giữa các vật.</strong></em></p>
<p><em><strong>Chuẩn bị:</strong></em></p>
<p><em><strong>- Ba viên bi A, B, C (chọn bi B nặng hơn A và C).</strong></em></p>
<p><em><strong>- Máng trượt (có thể dùng ống nhựa cắt dọc).</strong></em></p>
<p><em><strong>- Một vài vật (hộp giấy, quyển sách) để tạo độ dốc của máng trượt.</strong></em></p>
<p><em><strong>- Đặt viên bi C ngay dưới chân máng trượt như Hình 28.1.</strong></em></p>
<p><em><strong><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/hoat-dong-trang-110-vat-li-10-132363.PNG" alt="Thực hiện các thí nghiệm sau để tìm hiểu về sự truyền chuyển động trong tương tác" width="273" height="175" /></strong></em></p>
<p><em><strong>Tiến hành:</strong></em></p>
<p><em><strong>- Thí nghiệm 1: Lần lượt thả hai viên bi: A, B (bi B nặng hơn bi A) chuyển động trên máng trượt. </strong></em></p>
<p><em><strong>Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của viên bi C sau va chạm ứng với mỗi lần thả.</strong></em></p>
<p><em><strong>- Thí nghiệm 2: Bây giờ chỉ thả viên bi A lăn xuống máng trượt nhưng tăng độ dốc của máng </strong></em></p>
<p><em><strong>trượt. Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của viên bi C sau va chạm ứng với mỗi lần thả.</strong></em></p>
<p><em><strong>Thảo luận:</strong></em></p>
<p><em><strong>- Trong thí nghiệm 1, vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc có giống nhau không? </strong></em></p>
<p><em><strong>Viên bi nào đẩy viên bi C lăn xa hơn? Tại sao?</strong></em></p>
<p><em><strong>- Trong thí nghiệm 2, ứng với độ dốc nào thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với bi C? </strong></em></p>
<p><em><strong>Ở trường hợp nào, viên bi C lăn xa hơn? Tại sao?</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p><em>Thảo luận:</em></p>
<p>- Trong thí nghiệm 1, vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc không giống nhau. Viên bi B</p>
<p>đẩy viên bi C lăn xa hơn. Vì viên bi B có khối lượng lớn hơn nên có động năng lớn hơn ⇒ truyền</p>
<p>năng lượng cho viên bi C nhiều hơn ⇒ làm viên bi C lăn xa hơn.</p>
<p>- Trong thí nghiệm 2, khi ta tăng độ dốc của máng trượt thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va</p>
<p>chạm với viên bi C, làm cho viên bi C lăn xa hơn. Vì khi viên bi A ở độ dốc lớn hơn sẽ có năng lượng</p>
<p>(thế năng hấp dẫn) lớn hơn. Khi chuyển động xuống chân dốc, thế năng hấp dẫn này chuyển hóa thành</p>
<p>động năng truyền cho viên bi C làm cho nó lăn xa hơn.</p>