Bài 15. Định luật 2 Newton
Hướng dẫn giải Em có thể (Trang 66 SGK Vật lí 10, Bộ Kết Nối Tri Thức)
<p><strong>Em có thể (Trang 66 SGK Vật lí 10, Bộ Kết Nối Tri Thức):</strong></p>
<p><em><strong>1. Đề xuất được một thí nghiệm chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào:</strong></em></p>
<p><em><strong>a) Độ lớn của lực tác dụng lên vật.</strong></em></p>
<p><em><strong>b) Khối lượng của vật.</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p><em>Dụng cụ:</em></p>
<p>- Một số chiếc bút bi có nẫy bấm</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/em-co-the-1-trang-66-vat-li-10-132091.PNG" alt="Đề xuất được một thí nghiệm chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào" width="191" height="191" /></p>
<p>- Một số cục tẩy mới, giống nhau</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/em-co-the-1-trang-66-vat-li-10-132092.PNG" alt="Đề xuất được một thí nghiệm chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào" width="193" height="146" /></p>
<p>- Thước đo độ dài</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/em-co-the-1-trang-66-vat-li-10-132093.PNG" alt="Đề xuất được một thí nghiệm chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào" width="196" height="196" /></p>
<p><em>Tiến hành thí nghiệm:</em></p>
<p>a) Chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào: Độ lớn của lực tác dụng lên vật.</p>
<p>- Đặt bút bi gần với cục tẩy, sau đó bấm nẫy để bút bi tác dụng lực vào cục tẩy, đẩy cục</p>
<p>tẩy di chuyển, xác định khoảng cách cục tẩy di chuyển.</p>
<p>- Đặt 2 chiếc bút bi sát cạnh nhau sau cho đầu nẫy ngang bằng nhau, vẫn thao tác bấm</p>
<p>nẫy bút bi như trên (lưu ý khoảng cách từ đầu bút bi đến cục tẩy trong các lần thí nghiệm như nhau).</p>
<p>- So sánh khoảng cách khi tăng lực tác dụng (dùng 2 chiếc bút gián tiếp tăng lực tác dụng).</p>
<p>Kết quả: Khi tăng lực tác dụng lên cùng một vật thì vật chuyển động được xa hơn, chứng tỏ gia tốc</p>
<p>phụ thuộc vào lực tác dụng.</p>
<p>b) Chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào: Khối lượng của vật.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/vat-li-10-kn/images/em-co-the-1-trang-66-vat-li-10-132094.PNG" alt="Đề xuất được một thí nghiệm chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào" width="359" height="250" /></p>
<p>- Lần lượt bố trí thí nghiệm đơn giản như hình vẽ.</p>
<p>- Đặt bút bi gần với cục tẩy, sau đó bấm nẫy để bút bi tác dụng lực vào cục tẩy, đẩy cục</p>
<p>tẩy di chuyển, xác định khoảng cách cục tẩy di chuyển.</p>
<p>- Đặt 2 cục tẩy chồng lên nhau, vẫn thao tác bấm nẫy bút bi như trên (lưu ý khoảng cách từ</p>
<p>đầu bút bi đến cục tẩy trong các lần thí nghiệm như nhau).</p>
<p>- So sánh khoảng cách khi tăng khối lượng vật chịu lực tác dụng.</p>
<p>Kết quả: Khối lượng tăng lên, quãng đường cục tẩy di chuyển khác nhau dẫn đến gia tốc khác nhau.</p>
<p><strong><em>2. Giải thích được khối lượng của vật càng lớn thì quán tính của vật càng lớn.</em></strong></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><strong><em>Lời giải:</em></strong></span></p>
<p>Theo định luật 2 Newton, nếu có nhiều vật khác nhau lần lượt chịu tác dụng của cùng</p>
<p>một lực không đổi, thì vật nào có khối lượng lớn hơn sẽ có gia tốc nhỏ hơn. Vậy, vật nào</p>
<p>có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc, tức là có mức quán tính lớn hơn. Hay nói</p>
<p>cách khác: Khối lượng của vật càng lớn thì quán tính của vật càng lớn.</p>
<p><em><strong>3. Giải thích tại sao trong tham gia giao thông, khi ô tô chở hàng nặng khó hãm phanh hơn </strong></em></p>
<p><em><strong>khi ô tô không chở hàng.</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>Theo định luật 2 Newton: khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.</p>
<p>Khi ô tô chở hàng nặng thì sẽ có khối lượng lớn hơn khi ô tô không chở hàng nên ô tô đó có quán tính</p>
<p>lớn hơn dẫn đến khó hãm phanh hơn khi ô tô không chở hàng.</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài