Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương
Hoạt động (Trang 86 SGK Toán 7, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Tập 2)

Hoạt động (Trang 86 SGK Toán 7, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Tập 2)

HĐ1: Hình nào dưới đây là đồ vật hoặc kiến trúc có dạng hình hộp chữ nhật, có dạng hình lập phương?

Em hãy tìm thêm một số hình ảnh có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương trong thực tế.

 

HĐ2:  Quan sát Hình 10.1.

1. Nêu tên các đỉnh, cạnh, đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.

Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh? Có bao nhiêu cạnh? Có bao nhiêu đường chéo?

2. Gọi tên các mặt bên, mặt đáy của hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.

 

HĐ3: Quan sát Hình 10.2 và gọi tên đỉnh, cạnh, đường chéo, mặt đáy, mặt bên của hình lập phương MNPQ.ABCD.

 

Hướng dẫn giải

HĐ1: 

Hộp quà ở ý a có dạng hình hộp chữ nhật.

Khối rubik ở ý b có dạng hình lập phương.

 

Một số hình có dạng hình hộp chữ nhật: hộp bút, quyển sách, căn phòng …

Hình có dạng hình lập phương: con xúc xắc …

 

HĐ2: Trong hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’, có:

1. Các đỉnh là: A, B, C, D, A’, B’, C’, D’.

Các cạnh là: AB, BC, CD, DA, A’B’, B’C’, C’D’, D’A’, AA’, BB’, CC’, DD’.

Các đường chéo là: A’C, B’D, C’A. D’B.

Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo.

 

2. Các mặt bên là: ABB’A’, AA’D’D, CDD’C’, BCC’B’.

 

HĐ3: Trong hình lập phương MNPQ.ABCD, có:

Các đỉnh là: M, N, P, Q, A, B, C, D.

Các cạnh là: MN, NP, PQ, QM, AB, BC, CD, DA, MA, NB, PC, QD.

Các đường chéo là: MC, ND, PA, QB.

Các mặt đáy là: MNPQ, ABCD.

Các mặt bên là: MNBA, NBCP, PCDQ, MADQ.

Xem lời giải bài tập khác cùng bài