Hướng dẫn giải Bài 4 (Trang 84 SGK Toán 6, Bộ Chân Trời Sáng Tạo, Tập 2)
<p><strong>Bài 4 (Trang 88 SGK Toán lớp 6 Tập 2 - Bộ Chân trời sáng tạo):</strong></p>
<p>Cho hình vẽ bên.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/13032022/b2-94NZOX.png" /></p>
<p>a) Nêu cách vẽ trung điểm A của đoạn thẳng BC.</p>
<p>b) Nêu cách vẽ điểm M sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM. Em có nhận xét gì về độ dài các đoạn thẳng AB, BM và AC?</p>
<p>Hướng dẫn giải</p>
<p>a) Cách vẽ trung điểm A của đoạn thẳng BC.</p>
<ul>
<li>Đo độ dài đoạn BC.</li>
<li>Đặt mép thước trùng với đoạn BC sao cho điểm B trùng với vạch số 0, khi đó điểm C trùng với vị trí bằng nửa độ dài BC.</li>
<li>Đánh dấu điểm đó là A.</li>
</ul>
<p>Khi đó A là trung điểm của BC.</p>
<p>Ta có hình vẽ:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/13032022/c1-xpMzEE.png" /></p>
<p>b) Cách vẽ điểm M sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM:</p>
<ul>
<li>Kéo dài đường thẳng BC về phía B;</li>
<li>Đo độ dài AB: đặt thước trùng với đoạn AB sao cho vạch số 0 trùng với điểm B, khi đó điểm M nằm cùng phía với điểm B và BM có độ dài bằng với AB.</li>
</ul>
<p>Ta có hình vẽ:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/13032022/c2-sNLsiJ.png" /></p>
<p>Nhận xét:</p>
<p>Vì AB = AC (A là trung điểm của đoạn thẳng BC)</p>
<p>Và AB = BM (B là trung điểm của đoạn thẳng AM).</p>
<p>Do đó, AB = AM = AC.</p>