Hướng dẫn Giải Bài 1 Phần tự luận (Trang 26, SGK Toán 6, Tập 2, Bộ Chân Trời Sáng Tạo)
<p><strong>Bài 1 Phần Tự luận (Trang 26 SGK Toán lớp 6 Tập 2 - Bộ Chân trời sáng tạo):</strong></p>
<p>Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mn>3</mn><mfrac><mn>5</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>9</mn></mrow><mn>4</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>25</mn></mrow><mrow><mo>-</mo><mn>6</mn></mrow></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mn>3</mn></math></p>
<p>Hãy giải thích cho bạn cùng học cách sắp xếp đó.</p>
<p> </p>
<p><strong>Hướng dẫn giải:</strong></p>
<p>Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, ta thực hiện:</p>
<p><em><strong>Bước 1</strong></em>: Đưa các số trên về phân số (nên đưa về phân số có mẫu dương).</p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mn>3</mn><mfrac><mn>5</mn><mn>6</mn></mfrac><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mrow><mn>3</mn><mo>.</mo><mn>6</mn><mo> </mo><mo>+</mo><mo> </mo><mn>5</mn></mrow><mn>6</mn></mfrac><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>23</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo></math></p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>25</mn></mrow><mrow><mo>-</mo><mn>6</mn></mrow></mfrac><mo> </mo><mo>=</mo><mo> </mo><mfrac><mn>25</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo></math></p>
<p><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mn>3</mn><mo>=</mo><mfrac><mn>3</mn><mn>1</mn></mfrac><mo>.</mo></math></p>
<p><strong><em>Bước 2</em></strong>: Phân loại các phân số (phân số âm luôn bé hơn phân số dương).</p>
<p>- Nhóm phân số âm: <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>9</mn></mrow><mn>4</mn></mfrac></math>.</p>
<p>- Nhóm phân số dương: <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mn>23</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mfrac><mn>25</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mfrac><mn>3</mn><mn>1</mn></mfrac></math>.</p>
<p><strong><em>Bước 3</em></strong>: So sánh các phân số cùng nhóm với nhau.</p>
<p>- Nhóm phân số âm chỉ có một phân số<math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo> </mo><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>9</mn></mrow><mn>4</mn></mfrac></math>nên không cần so sánh.</p>
<p>- Nhóm phân số dương:<math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo> </mo><mfrac><mn>23</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mfrac><mn>25</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mfrac><mn>3</mn><mn>1</mn></mfrac></math> ta quy đồng mẫu số các phân số trên</p>
<p>+ Mẫu số chung: 6.</p>
<p>+ Ta thực hiện: <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mn>3</mn><mn>1</mn></mfrac><mo>=</mo><mfrac><mrow><mn>3</mn><mo>.</mo><mn>6</mn></mrow><mrow><mn>1</mn><mo>.</mo><mn>6</mn></mrow></mfrac><mo>=</mo><mfrac><mn>18</mn><mn>6</mn></mfrac></math> và giữ nguyên hai phân số<math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo> </mo><mfrac><mn>23</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mfrac><mn>25</mn><mn>6</mn></mfrac></math>.</p>
<p>Vì 18 < 23 < 25 nên <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo> </mo><mfrac><mn>18</mn><mn>6</mn></mfrac><mo><</mo><mfrac><mn>23</mn><mn>6</mn></mfrac><mo><</mo><mfrac><mn>25</mn><mn>6</mn></mfrac></math> hay<math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo> </mo><mfrac><mn>3</mn><mn>1</mn></mfrac><mo><</mo><mfrac><mn>23</mn><mn>6</mn></mfrac><mo><</mo><mfrac><mn>25</mn><mn>6</mn></mfrac></math> .</p>
<p>Do đó<math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>9</mn></mrow><mn>4</mn></mfrac><mo><</mo><mn>3</mn><mo><</mo><mn>3</mn><mfrac><mn>5</mn><mn>6</mn></mfrac><mo><</mo><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>25</mn></mrow><mrow><mo>-</mo><mn>6</mn></mrow></mfrac></math></p>
<p>Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:<math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo> </mo><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>9</mn></mrow><mn>4</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mn>3</mn><mo>;</mo><mo> </mo><mn>3</mn><mfrac><mn>5</mn><mn>6</mn></mfrac><mo>;</mo><mo> </mo><mfrac><mrow><mo>-</mo><mn>25</mn></mrow><mrow><mo>-</mo><mn>6</mn></mrow></mfrac></math></p>