Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
Giải KHTN 8 trang 70
<p><strong>Hoạt động 5 trang 70 KHTN lớp 8:</strong> Sử dụng một ống thủy tinh hở hai đầu và một cốc nước (Hình 16.8). Nhúng ống thủy tinh vào cốc nước để nước dâng lên một phần của ống, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu trên và kéo ống ra khỏi nước. Quan sát xem nước có chảy ra khỏi ống hay không. Vẫn giữ tay bịt kín đầu trên của ống và nghiêng ống theo các phương khác nhau, khi đó nước có chảy ra khỏi ống hay không? Giải thích hiện tượng.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/hoat-dong-5-trang-70-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Sử dụng một ống thủy tinh hở hai đầu và một cốc nước" /></p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>- Kết quả thí nghiệm:</p>
<p>+ Khi nhấc ống thủy tinh ra khỏi cốc nước và 1 tay bịt kín đầu trên của ống thì nước không chảy ra khỏi ống.</p>
<p>Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.</p>
<p>+ Vẫn giữ tay bịt kín đầu trên của ống và nghiêng ống theo các phương khác nhau, khi đó nước cũng không chảy ra khỏi ống.</p>
<p>Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước trong ống theo mọi phía đều như nhau và lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.</p>
<p><strong>Câu hỏi 7 trang 70 KHTN lớp 8:</strong> Tìm một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.</p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>Một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.</p>
<p>- Hút bớt không khí trong hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.</p>
<p>Giải thích: Khi hút bớt không khí trong hộp sữa, khi đó áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài hộp nên vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía.</p>
<p>- Gói bim bim phồng to, khi bóc ra bị xẹp.</p>
<p>Giải thích: Khi bóc gói bim bim không khí thoát ra ngoài dẫn tới áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất không khí trong gói bim bim nên gói bim bim bị xẹp theo nhiều phía.</p>
<p><strong>Câu hỏi 8 trang 70 KHTN lớp 8:</strong> Em hãy cho biết áp suất tác dụng lên mặt hồ và áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất nào.</p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>- Áp suất tác dụng lên mặt hồ là áp suất khí quyển.</p>
<p>- Áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất khí quyển và áp suất chất lỏng.</p>
<p><strong>Câu hỏi 9 trang 70 KHTN lớp 8:</strong> Em hãy tìm ví dụ và mô tả hiện tượng trong thực tế về sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột.</p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>- Ví dụ như khi đi xe ô tô hoặc xe máy khi phóng nhanh, hay khi thang máy lên hoặc đi xuống đều gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai.</p>
<p>- Giải thích: Khi áp suất thay đổi đột ngột thì vòi tai thường không phản ứng kịp làm mất cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ, khiến màng nhĩ bị đẩy về phía có áp suất nhỏ hơn, gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai.</p>
<p><strong>Câu hỏi 10 trang 71 KHTN lớp 8:</strong> Tìm thêm ví dụ về giác mút trong thực tế và giải thích hoạt động của nó.</p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>- Trong thực tế có rất nhiều loại giác mút chân không, chúng được sử dụng trong việc hút giữ, di chuyển các vật. Dựa vào kích thước của giác mút và khả năng mút mà chúng được chia thành giác mút chân không mini hay giác mút chân không công nghiệp, với các hình dạng phong phú như:</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/cau-hoi-10-trang-71-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Tìm thêm ví dụ về giác mút trong thực tế và giải thích hoạt động của nó" /></p>
<div class="ads_ads ads_2">- Hoạt động </div>
<div class="ads_ads ads_2">
<p>+ Khi ấn phễu của giác mút sát vào mặt kính hoặc tường phẳng làm giác mút bám chắc vào kính hoặc tường.</p>
<p>+ Khi ta kéo núm ra, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.</p>
<p>- Giải thích hoạt động:</p>
<p>+ Khi ấn phễu của giác mút sát vào mặt kính hoặc tường phẳng làm cho áp suất không khí còn lại bên trong giác mút nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài và nhờ có lực ma sát cũng đóng vai trò giữ cho giác mút không bị trượt khỏi bề mặt của vật, giúp giác mút bám chắc vào kính hoặc tường.</p>
<p>+ Khi ta kéo núm ra, không khí tràn vào lấp đầy không gian chân không của núm, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.</p>
<div class="ads_ads ads_3"> </div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài