Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 8 / Vật lí / Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
Giải KHTN 8 trang 68
<p><strong>Câu hỏi 1 trang 68 KHTN lớp 8:</strong> Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ điều gì?</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/cau-hoi-1-trang-68-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ điều gì?" /></p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên vật ở trong lòng nó theo mọi phương.</p>
<p><strong>Câu hỏi 2 trang 68 KHTN lớp 8:</strong> Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên bình có thay đổi không?</p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên bình không thay đổi.</p>
<p><strong>Câu hỏi 3 trang 68 KHTN lớp 8:</strong> Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình thay đổi như thế nào?</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/cau-hoi-3-trang-68-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng" /></p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình lớn hơn.</p>
<p><strong>Câu hỏi 4 trang 68 KHTN lớp 8:</strong> Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không?</p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>Chất lỏng tác dụng áp suất lên bình theo mọi phương không phải chỉ theo một phương như chất rắn.</p>
<p><strong>Câu hỏi 5 trang 68 KHTN lớp 8:</strong> Thí nghiệm 2:</p>
<p>Người ta đã làm thí nghiệm như Hình 16.3. Trong thí nghiệm này pit – tông (1) có tiết diện lớn gấp hai lần tiết diện của pit – tông (2). Các quả nặng được sử dụng trong thí nghiệm giống hệt nhau, khi đặt các quả nặng lên đĩa của một trong hai pit – tông sẽ làm tăng áp suất tác dụng lên chất lỏng. Ban đầu hai pit – tông ở vị trí cân bằng.</p>
<p>- Nếu đặt 4 quả nặng lên pit – tông (1) thì thấy pit – tông (2) dịch chuyển lên trên. Để hai pit – tông trở về vị trí ban đầu cần đặt 2 quả nặng lên pit – tông (2).</p>
<p>- Nếu đặt 2 quả nặng lên pit – tông (1) muốn pit – tông trở về vị trí ban đầu cần đặt 1 quả nặng lên pit – tông (2).</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/cau-hoi-5-trang-68-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Thí nghiệm 2: Người ta đã làm thí nghiệm như Hình 16.3. Trong thí nghiệm này pit – tông " /></p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>Từ thí nghiệm trên ta thấy khi pit – tông (1) có tiết diện lớn gấp hai lần tiết diện của pit – tông (2) và lực tác dụng lên pit – tông (1) gấp 2 lần lực tác dụng lên pit – tông (2) (vì số quả cân đặt lên pit – tông 1 gấp 2 lần số quả cân đặt lên pit tông 2) tức là: S = 2s thì F = 2f và áp suất tác dụng lên hai cột chất lỏng thông nhau là như nhau.</p>
<p>Như vậy diện tích S lớn hơn diện tích s bao nhiêu lần thì lực F sẽ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần nhưng áp suất ở hai cột chất lỏng thông nhau là không đổi.</p>
<p>Kết luận: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.</p>
<p><strong>Hoạt động 2 trang 68 KHTN lớp 8:</strong> Hãy thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Mô tả và giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm ở Hình 16.4 a và Hình 16.4 b.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/hoat-dong-2-trang-68-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Hãy thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Mô tả và giải thích các hiện tượng " /></p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>- Ở Hình 16.4 a:</p>
<p>+ Mô tả: Khi thổi không khí vào ống thì thấy chất lỏng trong ống (2), (3) và (4) dâng lên có độ cao như nhau.</p>
<p>+ Giải thích hiện tượng: Khi thổi không khí vào ống sẽ gây ra một áp suất lên chất lỏng và áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn theo mọi hướng, tạo ra lực đẩy làm cho chất lỏng dâng cao như nhau ở ống (2), (3) và (4).</p>
<p>- Ở Hình 16.4 b:</p>
<p>+ Mô tả: Khi ấn pit – tông làm chất lỏng bị nén lại và chất lỏng phun ra ngoài ở mọi hướng.</p>
<p>+ Giải thích hiện tượng: Khi ấn pit – tông sẽ gây ra một áp suất lên chất lỏng và áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn theo mọi hướng, tạo ra lực đẩy làm cho chất lỏng phun ra ngoài ở mọi hướng.</p>