Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 8 / Vật lí / Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
Giải KHTN 8 trang 69
<p><strong>Hoạt động 3 trang 69 KHTN lớp 8:</strong> Hãy thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Hình 16.5 vẽ sơ đồ nguyên lí máy nén thủy lực. Hãy vận dụng tính chất truyền nguyên vẹn áp suất theo mọi hướng của chất lỏng để giải thích tại sao khi người tác dụng một lực nhỏ vào pit – tông nhỏ lại nâng được ô tô đặt trên pit – tông lớn.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/hoat-dong-3-trang-69-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Hãy thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Hình 16.5 vẽ sơ đồ nguyên lí " /></p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p><strong><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/09082023/screenshot_1691571771-tCQlXR.png" /></strong></p>
<p><strong>Câu hỏi 6 trang 69 KHTN lớp 8:</strong> Hãy tìm thêm ví dụ trong đời sống minh họa áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.</p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>Một số ví dụ trong đời sống minh họa áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.</p>
<p>- Đài phun nước: hoạt động dựa trên nguyên tắc áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Khi máy bơm chùm hút nước từ bể chứa và đưa nước tới vòi phun. Dưới tác động của lực máy bơm tạo ra áp suất tác dụng vào chất lỏng làm nước được đẩy lên trên qua vòi phun vào tạo thành các kiểu dáng như ý muốn.</p>
<p>- Các loại bình/ ấm có vòi rót nước thường có lỗ ở phần nắp để thông với không khí giúp tạo ra lực ép gây lên áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng và đẩy nước thoát ra khỏi vòi.</p>
<p><strong>Hoạt động 4 trang 69 KHTN lớp 8:</strong> Thí nghiệm 3</p>
<p>Chuẩn bị: Một cốc thủy tinh; một bình nước; một tấm nylon cứng; khay đựng dụng cụ thí nghiệm (Hình 16.6).</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/hoat-dong-4-trang-69-khtn-8-ket-noi.PNG" alt="Thí nghiệm 3 Chuẩn bị: Một cốc thủy tinh; một bình nước" /></p>
<p><em>Tiến hành:</em></p>
<p>- Rót đầy nước vào cốc, đặt tấm nylon cứng che kín miệng cốc, rồi dùng tay giữ chặt tấm nylon cứng trên miệng cốc và từ từ úp ngược miệng cốc xuống (Hình 16.7).</p>
<p>- Từ từ đưa nhẹ tay ra khỏi miệng cốc, quan sát xem tấm nylon có bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc không. Giải thích hiện tượng quan sát được.</p>
<p><img src="https://vietjack.com/khoa-hoc-tu-nhien-8-kn/images/hoat-dong-4-trang-69-khtn-8-ket-noi-1.PNG" alt="Thí nghiệm 3 Chuẩn bị: Một cốc thủy tinh; một bình nước" /></p>
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>- Kết quả thí nghiệm: Tấm nylon không bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc.</p>
<p>- Giải thích: Do áp suất khí quyển bên ngoài cốc tác dụng lên tấm nylon lớn hơn áp suất của nước bên trong cốc tác dụng lên tấm nylon.</p>
<div class="ads_ads ads_3"> </div>