<span data-v-a7c68f28="">Hướng dẫn giải Luyện tập 5 (Trang 61 SGK Hóa 10, Bộ Cánh diều)</span>
<p><strong>Luyện tập 5 (Trang 61 SGK Hóa 10, Bộ Cánh diều):</strong></p>
<p>Viết ô orbital của lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử N. Từ đó chỉ ra những AO nào có thể xen phủ tạo liên kết ba trong các phân tử N<sub>2</sub>.</p>
<p> </p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn giải:</strong></em></span></p>
<p>Nguyên tử N (Z = 7) có cấu hình electron là: 1s<sup>2</sup>2s<sup>2</sup>2p<sup>3</sup></p>
<p>Ô orbital lớp ngoài cùng của N (Z = 7) là:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/17102022/d8d33921-d99e-4937-955b-847daaeaab95.JPG" /></p>
<p>Mỗi nguyên tử N có 3 AO p. Khi hình thành liên kết trong mỗi phân tử N<sub>2</sub>, 2 AO p<sub>z</sub> xen phủ trục với nhau tạo 1 liên kết <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>σ</mi></math>, 2 AO p<sub>y</sub> xen phủ bên với nhau tạo 1 liên kết <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>π</mi></math>, 2 AO p<sub>x</sub> xen phủ bên với nhau tạo 1 liên kết <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>π</mi></math>.</p>
<p>Vậy hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng một liên kết ba tạo phân tử N<sub>2</sub> trong đó có 1 liên kết <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>σ</mi></math> và 2 liên kết <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>π</mi></math>.</p>