<span data-v-a7c68f28="">Hướng dẫn giải Câu hỏi 3 (Trang 58 SGK Hóa 10, Bộ Cánh diều)</span>
<p><strong>Câu hỏi 3 (Trang 58 SGK Hóa 10, Bộ Cánh diều):</strong></p>
<p>Nguyên tử fluorine (F) có cấu hình electron là [He]2s<sup>2</sup>2p<sup>5</sup>. Khi các nguyên tử F liên kết với nhau, để thỏa mãn quy tắc octet, một bạn học sinh đề xuất như sau: Một nguyên tử F nhường 7 electron, tạo ion F<sup>7+</sup> có cấu hình là [He]; 7 nguyên tử F khác, mỗi nguyên tử nhận 1 electron tạo 7 ion F<sup>-</sup> có cấu hình [Ne]. Sau đó 8 ion này hút nhau tạo thành chất có công thức (F<sup>7+</sup>)(F<sup>-</sup>)<sub>7</sub>. Vì sao đề xuất này không hợp lí trong thực tế? Hãy mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử F<sub>2</sub>.</p>
<p> </p>
<p><strong><span style="text-decoration: underline;"><em>Hướng dẫn giải:</em></span></strong></p>
<p>- Cấu hình electron của F (Z = 9) là 1s<sup>2</sup>2s<sup>2</sup>2p<sup>5</sup></p>
<p>- Đề xuất của bạn học sinh không hợp lí trong thực tế vì:</p>
<p>+ Fluorine là nguyên tử có độ âm điện lớn nên khả năng nhận 1 electron dễ hơn nhường 7 electron.</p>
<p>+ Hai nlguyên tử F có độ âm điện bằng nhau nên không hình thành được liên kết ion như công thức (F<sup>7+</sup>)(F<sup>-</sup>)<sub>7</sub> mà chỉ tạo được liên kết cộng hóa trị không cực.</p>
<p>- Sự hình thành liên kết trong phân tử F<sub>2</sub> như sau:</p>
<p>Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử F đều cần thêm 1 electron. Vì vậy mỗi nguyên tử N cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron chung cho 2 nguyên tử N.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/17102022/9c30a023-4936-42aa-9d27-1cca62a5f8e3.JPG" /></p>
<p>Vậy hai nguyên tử F liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không cực tạo phân tử F<sub>2</sub>: F - F</p>