Bài 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Bài tập 7 trang 17 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
<p style="text-align: justify;">Hãy tìm những dẫn chứng để chứng minh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Ấn Độ và Việt Nam. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong> </p><p style="text-align: justify;">Quan hệ Ấn Độ – Việt Nam là mối quan hệ song phương chặt chẽ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ. </p><p style="text-align: justify;">Giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Vương quốc tiểu Ấn Chăm Pa đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật và kiến trúc của Việt Nam. Hiện nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ xoay quanh các lợi ích chính trị. Ấn Độ đã chỉ trích mạnh mẽ các hoạt động của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Việt Nam và cũng là một trong ít quốc gia phi cộng sản hỗ trợ Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam-Campuchia. </p><p style="text-align: justify;">Vào giữa thế kỷ XX, mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ được xây dựng trên cơ sở đồng cảm, cùng cảnh ngộ bị chế độ thực dân đô hộ, áp bức, bóc lột và sự chia sẻ nhiều giá trị chung. Đó chính là nền tảng vững chắc để hai dân tộc tiếp tục ủng hộ nhau trong suốt chặng đường dài đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, cũng như xây dựng và phát triển đất nước sau này. Ngày 17-10-1954, chỉ một tuần sau khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng, Thủ tướng Ấn Độ G. Nê-ru là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Việt Nam, mang lại sự cổ vũ rất lớn cho nhân dân Việt Nam. Cũng trong năm đó, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Thủ đô Hà Nội và hai năm sau (năm 1956), Việt Nam lập Tổng Lãnh sự quán tại Thủ đô Niu Đê-li. Đến ngày 7-1-1972, Ấn Độ và Việt Nam nâng quan hệ lên cấp đại sứ và hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. </p><p style="text-align: justify;">Từ đó đến nay, quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp, ngày càng được củng cố và mở rộng. Tháng 5-2003, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, quan hệ Việt Nam – Ấn Độ đã có bước tiến mới sau khi hai bên ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai nước bước vào thế kỷ XXI”. Tiếp đó, với quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2007), hai bên chính thức xác lập quan hệ “Đối tác chiến lược” dựa trên các trụ cột hợp tác: chính trị, kinh tế – thương mại, an ninh – quốc phòng, khoa học – công nghệ, văn hóa – xã hội, các vấn đề khu vực và quốc tế. Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước tiếp tục được cụ thể hóa trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tháng 10-2011) bằng việc ký kết 7 thỏa thuận hợp tác song phương.</p> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> <p style="text-align: justify;">Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 11-2013) là chuyến thăm thứ ba liên tiếp tới Ấn Độ của lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ năm 2011 trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh “chính sách hướng Đông” và Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, cho thấy quyết tâm triển khai đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Ấn Độ trong thời gian tới. Diễn ra chỉ một tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ P. Mu-khơ-gi, chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 10-2014) tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, cũng như thể hiện tiềm năng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nướC. </p><p style="text-align: justify;">Sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ N. Mô-đi (tháng 9-2016), quan hệ song phương được mở thêm trang mới với việc lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí nâng quan hệ Việt Nam – Ấn Độ lên tầm “Đối tác chiến lược toàn diện”. Chuyến thăm thể hiện chính sách nhất quán của Ấn Độ luôn coi trọng, ưu tiên cao quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, cũng như thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á. </p><p style="text-align: justify;">Mới đây nhất, quan hệ song phương tiếp tục được củng cố và sâu sắc thêm qua chuyến thăm hữu nghị chính thức Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 12-2016). Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng nhằm cụ thể hóa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Ấn Độ, trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (7-1-1972 – 7-1-2017) và kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2007 – 2017); đồng thời nhằm thúc đẩy quan hệ sâu rộng hơn giữa Quốc hội Việt Nam với cơ quan lập pháp Ấn Độ, đặt cơ sở vững chắc cho quan hệ ổn định lâu dài với Ấn Độ. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài